thuong hieu so 1

3 Cách dùng than hoạt tính điều trị ngộ độc thực phẩm

Ngày đăng: 26/06/2020Lượt xem: 3.463
    Than hoạt tính từ lâu đã trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình với rất nhiều ứng dụng hữu ích. Một trong số đó là khả năng điều trị một số bệnh như chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc bia rượu.. Đây là một thông tin được Cục An Toàn thực phẩm (Bộ Y Tế) chính thức công bố ngày 23/3 vừa qua.

    Vậy, cách sử dụng than hoạt tính để điều trị ngộ độc thực phẩm như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết qua nội dung bên dưới đây.

    Một số thông tin về than hoạt tính bạn cần biết

    Cũng giống như những loại than hoa, than củi khác thành phần chính của than hoạt tính cũng đều là cacbon. Tuy nhiên, sau khi được hoạt hóa trong môi trường yếm khí ở nhiệt độ lên đến 1200 độ C thì cacbon trong than họa tính có khả năng chịu nhiệt rất tốt đồng thời không còn khả năng cháy sinh nhiệt.

    Thay vào đó, cấu trúc phân tử cacbon này trở lên xơ rỗng, bao gồm nhiều lỗ rỗng li ti giúp diện tích bề mặt tiếp xúc của than được tăng lên rất nhiều lần. Nhờ vậy mà cacbon hoạt tính có khả năng tạo ra một lực hút rất lớn với các tạp chất, chất lơ lửng xung quanh nó và hấp thụ những chất này vào các lỗ hổng bên trong phân tử.
    cách sử dụng than hoạt tính điều trị ngộ độc


    Các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai đã nghiên cứu, thử nghiệm và chỉ ra rằng: than hoạt tính không độc, khi uống vào không hấp thụ vào máu mà thải ra ngoài cơ thể theo phân nên có vai trò quan trọng trong xử lý và điều trị ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, than hoạt tính thường được làm từ gỗ hoặc các phế chất hữu cơ như: xơ dừa, vỏ dừa, cây tre.. nên nó rất an toàn với sức khỏe con người.

    ===>>> Xem thêm những tác dụng của than họat tính trong đời sống

    Các cách sử dụng than hoạt tính điều trị ngộ độc

    những điều cần lưu ý khi sử dụng than hoạt tính điều trị ngộ độc

    1. Điều trị ngộ độc do vi sinh vật và độc tố

    Triệu chứng ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào loại vi khuẩn, chất độc đã ăn phải và nó có thể xuất hiện vài phút sau ăn hoặc vài ngày, thậm trí vài tuần. Một số triệu chứng cụ thể như:
    • Buồn nôn
    • Ói mửa
    • Đau bụng
    • Tiêu chảy, phân có thể toàn là nước hoặc có máu
    • Sốt, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, tê chân tay
    Cách điều trị: Thường dùng viên nén nhai, viên nang, viên bao đường với liều từ 62,5 - 125 mg/1 lần. Mỗi ngày uống từ 2 - 3 lần trong khoảng từ 4 - 5 ngày.

    2. Điều trị ngộ độc thực phẩm nhiễm hóa chất

    Triệu chứng: Bệnh nhân có biểu hiện phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác. Ví dụ: đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, trụy mạch..

    Cách điều trị: Thường dùng than dạng bột mịn hoặc dạng nhũ dịch. Với dạng bột mịn: người lớn dùng 50 gam, khuấy trong 250 ml, lắc kỹ trước khi uống, có thể dùng ống thông dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại nhiều lần từ 25-50g, cách nhau 4—5 giờ.

    Trẻ em dùng 1g/kg thể trọng, trường hợp nặng có thể lặp lại 4-6 giờ. Dạng nhũ dịch, liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200 ml, trẻ em 100 ml. Tổng lượng phải dùng có thể từ 1 - 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc.

    3. Điều trị ngộ độc nấm độc

    Triệu chứng: Sau khi ăn nấm có các biểu hiện như: Nôn, đau bụng, ỉa chảy và các triệu chứng ngộ độc nấm đặc hiệu khác.

    Cách điều trị: Người lớn dùng 1g/kg thể trọng, trẻ em 1 – 2 g/kg thể trọng. Trường hợp nặng cho uống than hoạt tính nhiều lần (3 – 4 giờ/1 lần), kèm theo sorbitol (người lớn 6 gói, trẻ em 2 – 4 gói) thực hiện trong vòng 3 ngày.

    Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể sử dụng than hoạt tính ở bất kì dạng nào nhưng càng sớm thì hiệu quả sẽ càng tốt. Nếu để chất độc ngấm vào máu thì thuốc sẽ không còn tác dụng.

    Một số điều cần lưu ý

    Do than hoạt tính là một chất có khả năng hấp phụ rất tốt nhưng không có sự chọn lọc. Vì vậy, không chỉ độc tố mà tất cả những chất xung quanh nó đều bị hấp phụ. Vì vậy, khi sử dụng than hoạt tính điều trị ngộ độc cần lưu ý:

    - Không nên uống than hoạt tính thường xuyên, lâu dài vì trong đường tiêu hóa có rất nhiều các chất có lợi cho cơ thể như: các men, vitamin, acidamin.. đều có thể bị than hoạt tính hấp phụ gây thiếu chất cho cơ thể

    - Sử dụng than hoạt tính trong thời gian dài còn có thể gây ra táo bón, buồn nôn, nôn mửa..

    - Không sử dụng than hoạt tính cùng lúc với các thuốc khác mà nên uống cách nhau khoảng 2 giờ để tránh làm mất tác dụng của các thuốc dùng chung

    - Không dùng trong trường hợp bệnh nhân đã bị hôn mê sâu, đang cơn co giật, người uống phải xăng dầu, các hóa chất có sắt, axit hoặc kiềm mạnh.

    - Trẻ em dưới 24 tháng tuổi không nên dùng

    Bên trên là những cách sử dụng than hoạt tính để điều trị ngộ độc thực phẩm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn biết thêm những cách điều trị ngộ độc khẩn cấp để vận dụng trong gia đình khi cần thiết.

    Xem thêm các bài viết hữu ích:

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 945463214
    Gọi ngay