Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp sử dụng than hoạt tính
Chắc hẳn chúng ta đã không còn quá xa lạ với công dụng đa dạng của than hoạt tính. Than hoạt tính thường được dùng để xử lý nước thải, làm sạch và khử khuẩn nguồn nước. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp có sử dụng than hoạt tính.
Than hoạt tính được hình thành như thế nào?
Than hoạt tính là một thành phần quen thuộc trong cuộc sống con người. Đây là một dạng carbon được hoạt hóa ở nhiệt độ rất cao (từ 800 - 1200 độ C) trong môi trường yếm khí. Carbon chiếm khoảng 90% trong than hoạt tính, còn lại là tro bụi, kim loại kiềm. Than hoạt tính được cấu thành từ các nguyên liệu hữu cơ như xơ dừa, tre, vỏ lạc, vỏ trấu, than bùn, gỗ,… thông qua quá trình sấy khô trong điều kiện yếm khí.
Vì vậy than hoạt tính rất an toàn với sức khỏe con người và hoàn toàn thân thiện với môi trường. Có hiệu quả cực cao trong việc lọc cặn, lọc thải. Vì vậy thường được sử dụng rất nhiều khi xử lý nước thải công nghiệp.
Than hoạt tính có mấy loại?
Than hoạt tính được sản xuất dưới 3 dạng là dạng bột, dạng hạt và dạng khối. Tùy theo nhu cầu sử dụng để lựa chọn dạng than hoạt tính phù hợp nhất.
Than hoạt tính dạng bột (Powdered Activated Carbon – PAC)
Than hoạt tính được nghiền nhỏ dưới dạng bột mịn, thường được sử dụng khá nhiều để lọc mùi, lọc màu hoặc xử lý các chất hữu cơ có trong nước. Người dùng có thể mua sản phẩm này một cách dễ dàng, có thể linh hoạt sử dụng và giá thành tương đối rẻ. Khả năng hấp thụ nước tốt nhưng cũng rất dễ bị rửa trôi nên lưu lượng lọc nước lớn. Than hoạt tính dạng bột thường được sử dụng để hỗ trợ xử lý nước phèn công nghiệp hoặc sử dụng song song với màng lọc RO.
Mua bột than hoạt tính
Than hoạt tính dạng hạt (Granular Activated Carbon – GAC)
Than hoạt tính dạng hạt có kích thước từ 0.2 – 5 mm. Vì có kích thước lớn hơn than dạng bột nên khá cứng và ít bị rửa trôi hơn. Đây là loại than hoạt tính được sử dụng nhiều nhất để lọc nước máy hoặc xử lý nước phèn trong các hộ gia đình.
Mua than hoạt tính dạng hạt
Than hoạt tính dạng viên
Than hoạt tính dạng viên thường có hình trụ có đường kính từ 2mm đến 5mm. Nguyên liệu sử dụng chủ yếu từ than đá và than gáo dừa, sử dụng lò hoạt hóa một lần với nhiệt độ lớn.
Than có khả năng hấp phụ lý tưởng giúp loại bỏ được nhiều tạp chất gây ô nhiễm từ không khí và nước. Than có thể được kích hoạt lại như ban đầu qua quá trình oxy hóa nhiệt và được tái sử dụng nhiều lần.
Đặt mua than hoạt tính dạng viên
Cả ba loại than hoạt tính trên đều rất quen thuộc trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp.
Ưu điểm của than hoạt tính
Vì sao than hoạt tính được sử dụng rất nhiều để lọc nước, kể cả trong gia đình và các khu công nghiệp? Dưới đây là một số ưu điểm nổi bật của than hoạt tính lọc nước:
Than hoạt tính có khả năng loại bỏ tạp chất, cặn bẩn, chất hữu cơ hòa tan, chất độc hại có trong nước một cách dễ dàng, tạo nguồn nước có độ trong lý tưởng trong khoảng thời gian ngắn.
Khả năng khử mùi cực tốt.
Ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho con người.
Có thể loại bỏ kim loại nhẹ có trong nước.
Xử lý nước thải công nghiệp có sử dụng than hoạt tính
Ngày càng nhiều các nhà máy, xí nghiệp xuất hiện. Vì vậy lượng nước thải cũng ngày càng lớn. Nước thải công nghiệp rất độc hại, có chứa nhiều chất hữu cơ và những loại kim loại nặng. Việc ứng dụng than hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là một biện pháp vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí.
Than hoạt tính được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy sử dụng hóa chất độc hại như chăn nuôi, chế biến thủy hải sản, phụ phẩm, mùi từ hệ thống xử lý nước thải, hóa chất, dầu khí,…
Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải công nghiệp
Chỉ tiêu cơ bản của than hoạt tính xử lý nước thải công nghiệp
Chỉ tiêu | Giá trị |
Chỉ số iot | 950 – 1100 mg/g |
Hấp phụ | 40 – 60% |
Benzen | 23 – 33% |
Methylene Blue | 130 – 170 ml/g |
Độ cứng | 95% |
Hàm lượng tro | 3 – 5% |
Độ ẩm | 5 – 6% |
pH | 9 – 11 |
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp bằng than hoạt tính
Mặc dù khả năng xử lý nước thải rất hiệu quả nhưng chỉ có thể áp dụng với một lượng nước nhất định theo chỉ định của nhà sản xuất. Sau đó, do bị bão hòa nên khả năng hấp thụ sẽ không còn tốt như trước nữa. Vì vậy cần thay lớp than hoạt tính theo chu kỳ, đúng thời điểm để hiệu quả xử lý nước thải đạt hiệu quả tốt nhất.
Nước thải công nghiệp sau khi thu gom về hệ thống cống sẽ dẫn về trạm xử lý nước thải. Sau khi đi qua khối công trình xử lý cơ học, xử lý sinh học và khử trùng mới thải nước ra môi trường (Sông, suối, hồ,…) để đảm bảo vệ sinh môi trường. Ngoài ra sau khi xử lý lọc cũng có thể tái sử dụng. Ba khối xử lý nước thải bằng thái hoạt tính là:
Khối công trình xử lý cơ học: Song chắn rác, bể lắng cát, bể lắng đợt I, bể lắng đợt II,…
Khối công trình xử lý sinh học: Bể Biophin hoặc bể Aeroten.
Khử trùng: Đưa các chất có khả năng oxy hóa mạnh như Clo, KMnO4,… vào để khử trùng nước thải.
Các tạp chất thu được như rác, cát, bùn sẽ được đưa đi xử lý tiếp để làm phân bón ruộng hay nguyên vật liệu xây dựng,… Tuy nhiên quy trình trên là quy trình phổ biến nhất trong các nhà máy/ xí nghiệp. Trong thực tế cần phụ thuộc mẫu nước, địa hình và tính chất của từng công trình,… mà thay đổi công thức xử lý nước thải cho phù hợp nhất.
Vì sao nên xử lý nước thải công nghiệp?
Vì sao hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay? Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng đứng trước nguy cơ xấu, trong đó môi trường nước cũng bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều. Nước thải công nghiệp chứa rất nhiều hợp chất bẩn, độc hại gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Đã có rất nhiều hình ảnh, tin tức nói về các nhà máy/ xí nghiệp thải nước bẩn ra sông, suối, hồ,… gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt của con người. Nguồn nước sạch mất đi, sức khỏe của con người đứng trước nhiều nguy cơ bệnh dịch. Nên xử lý nước thải công nghiệp để đảm bảo sức khỏe của con người.
Nếu không được xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách có thể gây bệnh cho con người, động vật và cả thực vật. Xử lý nước thải sai cách, không phù hợp cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nước thải không được xử ký đúng cách sẽ làm phân hủy các chất dinh dưỡng có trong đất. Nước ô nhiễm gây mùi khó chịu cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người dân. Khi các chất ô nhiễm ngấm dần vào nguồn nước, nước sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì vậy để khống chế 80% bệnh tật thì cần bảo vệ nguồn nước thật tốt. Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo quy định của pháp luật, thì tát cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động có lượng nước thải trên 5m3/ngày, đêm đều phải làm hệ thống xử lý nước thải đạt QCVN tương ứng của từng loại nước thải thì mới được xả ra ngoài môi trường.
Trên đây là những thông tin về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bằng than hoạt tính. Ngoài ra để xử lý nước thải công nghiệp còn rất nhiều hình thức hiệu quả khác. Hi vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích tới bạn đọc!
Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả
Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.
Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.