thuong hieu so 1

Than sạch là gì? Mô hình sản xuất và những ứng dụng của than sạch

Ngày đăng: 28/04/2018Lượt xem: 1,353

    Than sinh học là gì?

    Được sản xuất từ những phế thải của ngành nông, lâm nghiệp bao gồm: gáo dừa, mùn cưa, vỏ trấu,... "than sạch" hay còn gọi là than sinh học (TSH) được coi là nguồn nhiên liệu sạch, an toàn, tiết kiệm cho người sử dụng cũng như rất an toàn đối với môi trường của chúng ta.

    Vì sao nên đẩy mạnh sản xuất than sạch

    Hàng năm, trên địa bàn tỉnh ta, một lượng lớn phế phẩm của các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp như gáo dừa, mùn cưa, vỏ trấu, thân cây, tre, nứa… được các hộ gia đình, công ty, nhà máy thải ra môi trường. Hiện nay, xử lý các loại phế thải này thường chỉ được thực hiện theo phương thức truyền thống là chôn lấp, ủ phân hay đốt . Điều này không những làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá, mà còn gây ô nhiễm môi trường.
    Từ thực tế đó, nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo, biến nguồn chất thải này thành nguồn nhiên liệu hữu ích. Trang trại nông- công nghiệp Hải Đăng, đóng trên địa bàn xã Thiện Kế huyện Bình Xuyên đã tìm hiểu và áp dụng công nghệ chế biến các loại phế phẩm nông, lâm nghiệp thành than đốt có tính năng tương tự như các loại than khác. Bên cạnh đó, TSH của doanh nghiệp này đã góp phần xử lý một lượng lớn chất thải từ các làng nghề mộc, các khu dân cư, tạo ra sản phẩm tiện ích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

    >>> Tham khảo thêm: Giá than hoạt tính và báo giá than hoạt tính trên thị trường

    Quy trình sản xuất than sạch

    Đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 2015, Trang trại nông - công nghiệp Hải Đăng do 2 vợ chồng anh Nguyễn Minh Tuấn và chị Dương Kim Thoa làm chủ đã trở thành cơ sở sản xuất TSH đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Với số vốn đầu tư ban đầu lên đến 3 tỷ đồng, các hạng mục công trình được thiết kế, xây dựng bao gồm: nhà xưởng, hệ thống trang thiết bị, dây chuyền kỹ thuật hiện đại.
    Sau thời gian ngắn nghiên cứu và khảo sát thị trường, đến nay, mô hình sản xuất TSH đã được thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất đại trà. Anh Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc trang trại cho biết: “Toàn bộ việc sản xuất than sạch được thực hiện theo quy trình khép kín.
    Nguyên liệu chính là mùn cưa của các loại gỗ tạp, ngoài ra được trộn thêm vỏ lạc, vỏ trấu, thân cây ngô, tre, nứa, cành cây…

    • Các nguyên liệu này được nghiền nhỏ để trở thành mùn hỗn hợp, được sàng lọc để loại bỏ tạp chất, sau đó được chuyển qua công đoạn sấy khô. Quá trình nghiền và sấy nguyên liệu được thực hiện khép kín để tránh bụi và tiếng ồn.

    • Sau đó, nguyên liệu được đưa vào máy ép thanh, nhiệt độ trong máy ép lên tới 200°C, các thanh gỗ nhân tạo được ép nhờ áp suất trong máy thành củi than có dạng hình ống rỗng, độ dài mỗi thanh khoảng 50cm, trọng lượng từ 0,8 đến 1kg.

    • Cuối cùng là quá trình than hoá được thực hiện hoặc bằng các lò than hoá có vỏ bằng inox hoặc thủ công xây bằng gạch chịu lửa. Thực chất của quá trình này là đốt than trong môi trường thiếu ô-xy (yếm khí), có một lượng khói thoát ra nhưng không nhiều và không có mùi lạ. Điều này không ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh vì trong quá trình ép thanh, tất cả tạp chất và các thành phần khác trong nguyên liệu đã bị khử ở nhiệt độ 200°C. Các thanh gỗ nhân tạo được luyện trong lò nung từ 7 đến 9 ngày để chuyển hóa thành than, sau đó cho ra ngoài để nguội sẽ trở thành than thành phẩm”.

    Ưu điểm nổi bật của than sạch

    Loại than này có đặc tính bắt lửa nhanh, lửa đượm, nhiệt tỏa cao hơn than gỗ, than tổ ong; thời gian giữ nhiệt kéo dài từ 2 đến 3 giờ, khi đốt không mùi, không khói. Hiện nay, cơ sở của anh Tuấn trung bình mỗi ngày sản xuất từ 1 đến 2 tấn than thành phẩm, giá bán ra thị trường từ 9.000 đồng đến 12.000 đồng/1kg.
    Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, mang lại hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe người dân. Hiện nay, sản phẩm của trang trại không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc..
    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc sử dụng TSH trong sản xuất, sinh hoạt sẽ giảm được 13 - 22% lượng phát thải CO2 vào khí quyển so với các loại chất đốt khác. Hiện nay, xưởng sản xuất than sạch của gia đình anh Nguyễn Minh Tuấn đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương, với mức lương bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng.

    Ứng dụng của TSH trong nông nghiệp

    Ngoài việc sử dụng như một loại chất đốt hữu ích, TSH còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác, đặc biệt trong nông nghiệp, loại nguyên liệu mới này đem đến nhiều lợi ích. TSH được sử dụng để cải thiện chất lượng đất, tạo vật chất mang các vi sinh vật làm phân giải nhanh các chất hữu cơ thành khoáng chất giúp cây hấp thụ tốt hơn, tăng năng suất cây trồng trên đất nghèo, có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ và phân bón hóa học trên bề mặt, giữ các chất dinh dưỡng, chống rửa trôi, góp phần làm giảm chi phí tưới tiêu, ngăn chặn dòng chảy làm mất mát phân bón và giảm bớt ô nhiễm môi trường, giữ độ ẩm, giúp cây chống chọi với thời tiết khắc nghiệt như hạn hán, mưa lớn.
    Các-bon trong TSH có thể cô lập lượng khí thải, có khả năng hấp thụ khoảng 50% CO2 trong khí quyển. Do đó, TSH được coi là “Vàng đen” với những “lợi ích vàng” trong ngành nông nghiệp.

    Sản phẩm mới nên hiện nay, chưa thực sự chiếm lĩnh được thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước, người dân đang quen với than tổ ong, than đá, chưa thực sự mặn mà với than sinh học do chưa biết được hiệu quả và lợi ích khi sử dụng than sinh học. Do đó, công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm cần được nhà sản xuất phối hợp cùng các địa phương, cơ quan truyền thông để quảng bá, giới thiệu đến đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh. Để người dân hiểu và sử dụng TSH như một giải pháp hiệu quả thay thế than tổ ong, than đá; góp phần tiết kiệm chi phí sinh hoạt, bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ chính sức khỏe của cộng đồng.

    Tin cùng chuyên mục
    Hậu quả của ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục
    05/06/20242,352 lượt xem

    Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả

    Tín chỉ Carbon là gì? Những điều bạn cần biết
    14/04/2024903 lượt xem

    Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

    Tràn dầu là gì? Ảnh hưởng đến môi trường và giải pháp
    10/04/20241,470 lượt xem

    Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.

    Than chì (Graphit) là gì? Tính chất và ứng dụng
    06/04/20246,328 lượt xem

    Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.

    Than đá là gì? Tính chất và công dụng trong đời sống
    03/04/20242,773 lượt xem

    Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 962576801
    Gọi ngay