thuong hieu so 1

Nước thải sinh hoạt là gì? Đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Ngày đăng: 09/08/2019Lượt xem: 6,709
    Nước thải hiện đang là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Chưa kể đến nước thải công nghiệp, nước thải y tế, đô thị mà chỉ nói đến nước thải sinh hoạt cũng khiến các nhà chức trách phải đau đầu mỗi khi nghĩ đến những phương pháp giải quyết, đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...

    Vậy nước thải sinh hoạt là gì? Quy chuẩn nước thải sinh hoạt ở Việt Nam là như thế nào? Hãy cùng Activatedcarbon.vn tìm hiểu những thông tin liên quan đến nước thải sinh hoạt qua bài viết dưới đây!
    Nước thải sinh hoạt là gì?


    Nước thải sinh hoạt - ảnh minh họa

    NỘI DUNG ỔI BÂT
       Nước thải sinh hoạt là gì?
       Phân loại nước thải sinh hoạt
          1. Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, toilet
          2. Nước thải từ khu vực nấu nướng, tẩy rửa ở nhà bếp
          3. Nước thải từ khu vực tắm, giặt
       Thành phần nước thải sinh hoạt
       Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt
          1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng
          2. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
          3. Nhu cầu oxy sinh học (BOD)
          4. Nitơ và các hợp chất Nitơ
          5. Thông số vi sinh vật học
       Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn nước thải sinh hoạt là gì?
       Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến hiện nay

    Nước thải sinh hoạt là gì?


    Nước thải sinh hoạt là tất cả các loại nước được thải ra môi trường sau khi sử dụng từ các hoạt động của người dân ở các khu vực: đô thị, trường học, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan,.. Thông thường, nước thải sinh hoạt thường có nguồn từ các hoạt động tắm giặt, rửa, vệ sinh,..

    Loại nước thải này thường có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao do chứa nhiều các chất độc hại như: chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, hóa chất, vi khuẩn, dầu mỡ, phốt pho, BOD5, COD.. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa một yếu tố gây ô nhiễm cực kỳ nguy hiểm đó là các mầm bệnh được lây truyền bởi các loại virus, vi khuẩn, giun sán,..

    Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì nước thải sinh hoạt chính là nguyên nhân lớn nhất gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và thiếu nước sạch đang ngày đáng báo động như hiện nay.
    Có thể bạn quan tâm: Ô nhiễm nguồn nước là gì?

    Phân loại nước thải sinh hoạt


    Dựa theo tính chất, mục đích sử dụng của con người và thành phần chất ô nhiễm mà nước thải sinh hoạt được chia ra làm 3 loại cơ bản sau:
    • Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh
    • Nước thải khu vực nhà bếp
    • Nước thải tắm giặt

    1. Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, toilet


    Đây là nguồn nước thải ô nhiễm nhất và nó cũng là nguyên nhân chính khiến nước thải sinh hoạt có màu đen, mùi hôi khó chịu. Vì thành phần chủ yếu của nước thải nhà vệ sinh đó là phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, các tạp chất, vi sinh vật gây bệnh,..

    Các chất gây ô nhiễm đặc trưng và rất nguy hiểm trong loại nước thải này đáng kể đến như: BOD, COD, Nito, Photpho,. Đây là những chất sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, khiến môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

    Một ví dụ điển hình thể hiện sự ảnh hưởng của nước thải từ khu vực vệ sinh đó là mùi hôi trong nhà vệ sinh. Nguyên nhân của việc phát sinh mùi này là do vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ có trong bể bị chết do thời gian sử dụng quá dài hoặc lượng nước thải, chất thải quá lớn gây ra tình trạng tác nghẽn toilet.

    Điều này làm nhà vệ sinh thường xuất hiện mùi hôi, khiến mọi thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu. Và phương pháp tốt nhất để khử mùi hôi trong nhà vệ sinh đó là sử dụng một số chế phẩm vi sinh.
    Xem ngay: 6 Cách khử mùi cống trong nhà vệ sinh đơn giản, hiệu quả
    Nước thải từ nhà vệ sinh, toilet
    Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, toilet - ảnh minh họa

    2. Nước thải từ khu vực nấu nướng, tẩy rửa ở nhà bếp


    Nước thải ở khu vực này sẽ không quá ô nhiễm, nó có được là do nước thải của các quá trình sơ chế thực phẩm, rửa sau, tẩy rửa bát đĩa, vệ sinh khu vực bếp,...

    Tuy nhiên, loại nước thải này lại thường chứa rất nhiều dầu mỡ, cặn bẩn hữu cơ, tạp chất lơ lửng và một phần hóa chất. Vì thế, nó thường khiến cho đường ống thoát nước ở nhà bếp bị tắc nghẽn, có mùi hôi do dầu mỡ và các cáu cặn bám vào thành ống. 

    Chính vì vậy, nước thải từ khu nhà nhà bếp trước khi đưa ra môi trường cần được xử lý sơ bộ bằng cách cho đi qua bẫy mỡ (bể tách mỡ) để hạn chế lượng mỡ này gây tác nghẽn đường ống.

    3. Nước thải từ khu vực tắm, giặt


    Nước thải ở khu vực tắm giặt có tính chất hoàn toàn khác biệt so với 2 loại nước thải ở trên và ít gây ô nhiễm và nguy hại hơn. Bởi vì hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải này không đáng mà chủ yếu là các chất dùng để tẩy rửa như: xà phòng, bột giặt, dầu gội đầu,.. nên phương pháp xử lý cũng đơn giản hơn rất nhiều.

    Thành phần nước thải sinh hoạt


    Thành phần của nước thải sinh hoạt rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là nước (hơn 95%). Bên cạnh đó thành phần chủ yếu của nước thải còn là các chất hữu cơ hòa tan (phân, lông tóc, thực phẩm, đường, u-rê, protein hòa tan) và các chất vô cơ (Nito, Photpho, amoniac, muối, H2S).

    Ngoài chất hữu cơ và vô cơ bên trên, nước thải sinh hoạt còn chứa những vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, virus, giun sán và những vi khuẩn vô hại.

    Thành phần

    Các chất chủ yếu

    Tác hại

    - Vi sinh vật

    - Vi khuẩn gây bệnh, virus

    - Dễ bị mẩn ngứa, viêm da, khi sử dụng

    - Chất hữu cơ

    - Thiếu oxy trong ao, hồ

    - Cá chết, ô nhiễm không khí

    - Chất hữu cơ khác


    - Chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dầu mỡ,
    chất béo, chất tạo màu, phenol,...

    - Gây trúng độc, 

    - Chất vô cơ

    - Nito, Photpho, amoniac,...

    - Giảm oxy, gây trúng độc

    - Kim loại

    - Hg,Pb, Cr, Cu

    - Tích lũy sinh học, gây bệnh cho con người

    - Nhiệt độ

    - Nước nóng

    - Thay đổi điều kiện, môi trường sống của sinh vật


    Bảng: Thành phần nước thải sinh hoạt 
    Thành phần của nước thải sinh hoạt


    Một số chất có trong nước thải sinh hoạt

    Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt

    1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng


    Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) tên tiếng anh là Total Suspended Solids, có bản chất là:
    • Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, bùn, gỉ sét,..)
    • Chất hữu cơ không tan, 
    • Các vi sinh vật

    Đặc trưng của các chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) là chúng sẽ làm cản trở và tiêu tốn thêm rất nhiều hóa chất trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

    2. Nhu cầu oxy hóa học (COD)


    COD là khái niệm được viết tắt bởi Chenucak Oxygen Demand nghĩa là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học. Đây là thông số được dùng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước

    Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy của nước. Qua đó sẽ giúp chúng ta lựa chọn được phương pháp xử lý sao cho phù hợp.

    3. Nhu cầu oxy sinh học (BOD)


    BOD - Biochemical Oxygen Demand được định nghĩa là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20 độ C, được ủ mẫu 5 ngày trong điều kiện giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí.

    Nói cách khác, hàm lượng BOD trong nước thải sinh hoạt biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Nếu trong nước có nhiều chất hữu cơ thì thông số BOD sẽ càng lớn và ngược lại.

    4. Nitơ và các hợp chất Nitơ


    Nito là một trong những thành phần gây ô nhiễm nguồn nước, nó tồn tại dưới 3 dạng:
    • Hợp chất hữu cơ
    • Amoni
    • Các hợp chất dạng oxy hóa (nitrat và nitrit)

    Hàm lượng Nito trong nước thải cao sẽ làm tăng hàm lượng dinh dưỡng cho các sinh vật dưới nước và gây ra tình trạng thiếu oxy trong nước, giảm chất lượng nước. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ là tác nhân gây cản trở hiệu quả làm việc của các quy trình xử lý nước thải .

    5. Thông số vi sinh vật học


    Đây là nhóm vi khuẩn gây hại có mặt rất nhiều trong nước thải sinh hoạt. Chúng có thể ký sinh trong cơ thể thực vật, động vật và gây ra các bệnh về đường tieu hóa cho con người  và động vật.  Vì thế, cần xử lý tốt nhóm vi khuẩn này trước khi xả ra môi trường.

    Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn việt nam về nước thải sinh hoạt


    QCVN về nước thải sinh hoạt là quy định về giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải theo tải lượng và lưu lượng của nước.

    Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt là quy định sẽ dùng để kiểm soát - quản lý lượng nước thải sinh hoạt thải ra sông, suối, ao, hồ,... Xem thêm chi tiết tại: https://activatedcarbon.vn/vi/news/tin-tuc/tieu-chuan-qcvn-ve-nuoc-thai-sinh-hoat-146.html
    Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất


    Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất 

    Ghi chú:

    Cột A: Quy định giá trị C các thông số để làm căn cứ tính giá trị tối đa hàm lượng được phép có trong nước thải sinh hoạt

    Cột B: Quy định giá trị C của những thông số ô nhiễm làm tiền đề để tính giá trị lớn nhất được phép có trong thành phần nước thải sinh hoạt.

    Một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt


    Hiện nay, nước thải sinh hoạt là một trong những vấn đề nan giải gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động và rất có những giải pháp xử lý. Dưới đây là 4 phương pháp mà chúng tôi đã tổng hợp được: 
    • Phương pháp xử lý cơ học
    • Phương pháp xử lý hóa lý
    • Phương pháp xử lý hóa học
    • Phương pháp xử lý sinh học
    ==>> Xem ngay: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu nhất hiện nay


    Đó là tất cả những kiến thức về nước thải sinh hoạt mà chúng tôi muốn chi sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đã biết nước thải sinh hoạt là gì và cùng tuyên truyền, nâng cao ý thức cho những người xung quanh để bảo vệ môi trường ngày càng trong lành hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Hậu quả của ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục
    05/06/2024876 lượt xem

    Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả

    Tín chỉ Carbon là gì? Những điều bạn cần biết
    14/04/2024760 lượt xem

    Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

    Tràn dầu là gì? Ảnh hưởng đến môi trường và giải pháp
    10/04/2024799 lượt xem

    Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.

    Than chì (Graphit) là gì? Tính chất và ứng dụng
    06/04/20242,878 lượt xem

    Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.

    Than đá là gì? Tính chất và công dụng trong đời sống
    03/04/2024853 lượt xem

    Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 962576801
    Gọi ngay