Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018
Với tình trạng môi trường bị ô nhiễm như hiện nay thì ô nhiễm không khí không còn là vấn đề riêng của mỗi quốc gia. Nó đã và đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng và khó khắc phục nhất hiện nay, đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam.
Vậy ô nhiễm không khí là gì? Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018 đã đến mức độ nào? Hãy cùng Activatedcarbon.vn tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018
====>>> Xem thêm: Thực trạng ô nhiễm không khí ở tphcm hiện nay
1. Khái niệm về ô nhiễm không khí
Không khí là bầu khí quyền xung quanh chúng ta, nó tồn tại dưới dạng khí, không màu, không mùi, không vị. Nó bao gồm chủ yếu là các chất khí: Nito (78%), oxy (20%) và một số chất khác như: agon, cacbon dioxit, hơi nước,... Chính vì thế mà không khí có vai trò vô cùng quan trọng cho sự sống cũng như sự phát triển của con người và các loài sinh vật khác. Và có thể khẳng định: Nếu không có không khí thì con người, động thực vật không thể tồn tại được.
Nhưng ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế, việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa khiến con người đã lãng quên vai trò quan trọng mà không khí đem lại và làm cho không khí bị ô nhiễm nặng nề. Vậy ô nhiễm không khí là gì? Theo đánh giá của các chuyên gia thì ô nhiễm không khí là sự góp mặt của các khí lạ ở trong bầu khí quyển như: SO2, NO, NH3, CO,...
Những chất này chính là nguyên nhân chính làm biến đổi thành phần cũng như cấu trúc của không khí. Làm cho không khí có hiện tượng tỏa mùi, hiện tượng mây mù, khói bụi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác. Và điều này xảy ra chủ yếu là ở các nước đang phát triển như: Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,...
2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018 như thế nào?
Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí không chỉ xảy ra ở các thành phố có mật độ dân cư đông đúc, các phương tiện đi lại nhiều mà còn xảy ra ở khắp các vùng trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía Bắc của đất nước. Vậy, những tác hại của ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018 là gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé:
-
Ô nhiễm không khí khiến 60.000 người chết mỗi năm do mắc các loại bệnh về tim mạch, hô hấp, đột quỵ, ung thư phổi,... nó đe dọa toàn bộ dân cư cả nước, đặc biệt là người dân ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh,...
-
Ở Việt Nam, 80% các tỉnh không đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO về chất lượng không khí. Điển hình như ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp ở các vùng nông thôn đều có chỉ số không khí vượt mức quy định quá nhiều.
- Sự xuất hiện của những bãi rác khổng lồ bên cạnh những tuyến đường quốc lộ hay những đô thị đang phải khủng hoảng với tình trạng rác thải sinh hoạt của người dân khi không thể xử lý, chôn lấp kịp.
Thực trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018
- Những nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp xả khí thải ra môi trường khi chưa được xử lý hoặc đã xử lý nhưng chưa đạt tiêu chuẩn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của những người sống quanh khu vực đó. Bạn cảm thấy như thế nào khi mỗi lần đi qua khu vực có nhà máy, xí nghiệp thì bạn lại phải bịt mũi, nín thở? Bạn thấy khó chịu chứ.
-
Ở các thành phố lớn vì mật đô dân cư rất cao do đó mà nhu cầu đi lại của người dân cũng rất cao. Hầu hết mỗi gia đình sẽ có ít nhất là 1 - 2 chiếc xe máy. Chính vì vậy, tình trạng tắc đường luôn luôn xảy ra, đặc biệt là vào những giờ cao điểm, đi làm, tan tầm lượng phương tiện đi lại tăng lên vượt bậc.
-
Hiện tượng sương mù do khói bụi cũng là một trong những biểu hiện điển hình của ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018
3. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018?
Ô nhiễm không khí ở Việt Nam được gây lên bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là 4 nguyên nhân chính sau:
Do môi trường tự nhiên
Việt Nam là một trong những đất nước có chiều dài đường biển đứng số 27 thế giới và thứ 4 Đông Nam Á nên thường xuyên xảy ra các hiện tượng như mưa lũ, hạn hán, ngập mặn (miền Nam), đặc biệt là hiện tượng cháy rừng xảy ra liên tục vào mùa hè. Ngoài ra, xác chết từ động thực vật cũng làm cho không khí bị ô nhiễm.
Do các hoạt động sản xuất công, nông nghiệp
-
Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do khói của các nhà máy điện, các cơ sở sản xuất, lò luyện kim, các lò nung.
-
Hơi từ sơn, hơi xịt và các dung môi về các lĩnh vực thẩm mỹ cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018.
-
Không khí bị ô nhiễm cũng do quân sự, những vụ thử vũ khí, chiến tranh hóa học,...
-
Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch, than, dầu tạo ra các chất độc hại như: CO2, SO2, NO,... hay các chất hữu cơ như: muội than, bụi, quá trình rò rỉ năng lượng,...
-
Các chất tồn dư từ thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu,.. trong hoạt động sản xuất nông nghiệp bay hơi khiến môi trường bị ô nhiễm.
Do các hoạt động giao thông vận tải
Đây là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018. Nó xảy ra chủ yếu ở các khu đô thị, thành phố lớn, những nơi có mật độ dân số cao. Nó gây ô nhiễm là bởi quá trình đốt nhiên liệu từ các động cơ tạo ra các chất: SO2, NO, CO2. Pb,... và khói bụi. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch đường để các phương tiện đi lại cũng rất quan trọng, nếu quy hoạch hay làm đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho không khí.
Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018
Sinh hoạt của người dân
Đây là nguyên nhân gây ô nhiễm không hề nhỏ, người dân chủ yếu sử dụng than hoa, khí gas để đun nấu, bán hàng ăn, khách sạn,... điều này làm không khí bị thay đổi. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt không chỉ làm ô nhiễm không khí mà còn làm ô nhiễm nguồn nước hay gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường đất.
4. Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở việt nam 2018
Thực tế sẽ không có một biện pháp nào có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng này mà nó chỉ có thể trì hoãn, giảm thiểu mà thôi. Nhưng để làm được điều này thì phải có sự chung tay, góp sức, đoàn kết của cộng đồng. Sau đây là một số cách khắc phục ô nhiễm không khí mà chúng ta có thể tham khảo:
-
Cần nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của ô nhiễm không khí
-
Các cơ quan, chức năng cần phải chặt chẽ hơn trong vấn đề xử lý khí thải của các nhà máy, xí nghiệp.
-
Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp và cần xử lý sạch sẽ khi đã sử dụng xong
-
Trồng cây gây rừng, phát động những phong trào trồng cây gây rừng để giảm thiểu tình trạng thiếu oxi, giúp không khí trong lành hơn
-
Xây dựng những hệ thống xử lý rác thải rắn sinh hoạt của người dân cũng như ở bệnh viện để tránh gây ảnh hưởng đến không khí
-
Những phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ được thay thế bởi các nhiên liệu sinh học
-
Tích cực đi các phương tiện công cộng để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm và giảm thiểu lượng khí thải từ các phương tiện
-
Nâng cao hệ thống đường xá để giảm thiểu ùn tắc giao thông vào những giờ cao điểm
-
Sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để hút bụi, khử mùi, lọc không khí điển hình đó là vôi, than hoạt tính
Hy vọng, bài viết trên sẽ giải đáp thắc mắc những vấn đề về ô nhiễm không khí ở Việt Nam 2018 cho bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến cộng đồng để họ cùng chung tay bảo vệ không khí, giúp không khí ngày càng trong lành và giúp cuộc sống của chúng ta sẽ được cải thiện hơn.
Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả
Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.
Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.