Ứng dụng lọc vàng bằng than hoạt tính gáo dừa
Vì sao nên dùng than hoạt tính để lọc vàng
Than hoạt tính lọc vàng thuộc loại hóa chất khai khoáng là loại vật liệu gồm chủ yếu là nguyên tố cacbon ở dạng vô định hình, có tính năng, tác dụng rất đa dạng và đặc biệt, có kết cấu nhiều lỗ xốp, diện tích bề mặt cực kỳ lớn được tạo ra trong giai đoạn hoạt tính hóa các cấu trúc rỗng ở bên trong.
Ứng dụng của than hoạt tính trong việc lọc vàng - Ảnh minh họa
>>> Xem thêm bài viết: Than hoạt tính gáo dừa là gì? Cách làm và ứng dụng trong cuộc sống
Dưới kính hiển vi điện tử, một hạt than hoạt tính trông giống như tổ kiến; tổng diện tích bề mặt của 0.5 kg than hoạt tính (đơn vị khối lượng từ 1.000 – 2.500 m2/g) còn rộng hơn cả một sân bóng đá tiêu chuẩn. Vì thế, khả năng hấp phụ của than hoạt tính rất mạnh và lưu giữ tốt đối với các chất khí, chất lỏng và các phân tử hữu cơ khác.
Tác hại của việc sử dụng Xyanua trong lọc vàng
Xyanua hay Cyanide là tên gọi các hóa chất cực độc có ion [C≡N]-, gồm một nguyên tử cacbon và một nguyên tử nitơ. Nên sau khi dùng Xyanua để khai thác vàng, tuy giá thành rẻ nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường. Khi con người hít vào 546 ppm hyđrôgen Xyanua sẽ chết chỉ trong vòng 10 phút, nếu hít phải khí này ở nồng độ 110 ppm sẽ đe dọa đến tính mạng.
Đối với các loài động vật hoang dã, hay động vật có vú, chim và cá, nếu bị nhiễm Xyanua có thể có phản ứng nhiễm độc cấp tính ngay cả khi ở nồng độ thấp. Xyanua có thể biến đổi thành các dạng chất độc hại khác và thường xảy ra ở khí hậu lạnh và ngay khi xyanua tách vàng khỏi đá, nó cũng giải phóng các kim loại có hại.
Nguy cơ đáng kể nhất từ việc sử dụng cyanua trong khai thác vàng là độc tính của chất này có thể thẩm thấu vào đất và nước, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc cũng có thể xảy ra sự cố do tràn xyanua. Vì tác động tiêu cực rất lớn đến môi trường nên Xyanua đã được thay thế bằng than hoạt tính gáo dừa để lọc vàng và đảm bảo môi trường và sức khỏe.
Phương pháp lọc vàng sử dụng than hoạt tính gáo dừa.
Quá trình lọc vàng bằng than hoạt tính trải qua 5 bước sau:
Bước 1:
Là giai đoạn tiền xử lý, xử lý nhiệt, cơ học và hóa lý.
Bước 2:
Đây là giai đoạn hòa tách Apchemgol để chuyển vàng dưới dạng kim loại trong quặng vào dung dịch dưới dạng phức chất, Người ta thường sử dụng phương pháp tách thùng đó là cho quặng vào thùng rồi cho hỗn hợp dung dịch có chứa Apchemgol ngập thùng quặng, bùn quặng được ngấm qua lớp vật liệu và thu hồi dưới đáy thùng.
Bước 3:
Giai đoạn là làm sạch và làm giàu vàng – Giai đoạn sử dụng than hoạt tính.
Đối với quặng nghèo vàng thì dung dịch tách vàng thường có nồng độ vàng thấp nên quá trình thu hồi (Au) có hiệu suất thấp và chi phí cao.Nên người ta thường thêm giai đoạn tăng nồng độ vàng trong dung dịch thông qua quá trình hấp thụ vàng lên một vật mang là than hoạt tính sau đó vàng được tách ra vào 1 dung dịch nhỏ hơn và sạch hơn( đây gọi là quá trình giải hấp phụ) than hoạt tính được sử dụng có kích thước nhỏ vài mm để có thể dễ dàng tách ra khỏi bùn quặng nghiền mịn.
Quá trình làm sạch làm giàu theo phương pháp hấp phụ được chia theo 3 phương pháp sau.
+ Than trong bùn: Bùn quặng sau khi hòa tách được khuấy tiếp xúc với than hoạt tính để thu hồi vàng hòa tan trong bùn hòa tách, phương pháp này được thực hiện khi quá trình hòa tách là quá trình khuấy trong các bể.
+ Than trong hòa tách: quá trình này là quá trình hòa tách tiến hành đồng thời với quá trình hấp phụ.
+ Than trong cột: Bùn quặng hoặc dung dịch chứa vàng được bơm qua cột chứa than hoạt tính.
Bước 4:
Đây là quá trình giải hấp phụ, thường thì quá trình giải hấp được tiến hành ở nhiệt độ 90-100 ºC, và áp suất khí quyển tuy nhiên thời gian sẽ lâu hơn. Ở nhiệt độ cao 120-150 ºC và áp suất 2-5 at quá trình giải hấp sẽ nhanh hơn
Quá trình tách vàng từ chất hấp phụ chia làm 2 phương pháp.
- Phương pháp Zadza là phương pháp cổ điển để giải hấp vàng ra khỏi than hoạt tính dung dịch chứa NaOH và Xyanua được bơm tuần hoàn qua tháp giải hấp chứa than hoạt tính và ngăn điện phân mắc nối tiếp nhiều lần.
- Phương pháp AARL: quá trình giải hấp được tiến hành gián đoạn than ht được ngâm trong dung dịch chứa NaOH và Xyanua trong khoảng 1h và than được giải hấp bằng nước sạch đã khử ion.
Bước 5:
Thu hồi vàng từ dung dịch.
Sử dụng 2 phương pháp phổ biến sau.
- Xi măng hóa bằng phôi kẽm vàng sau khi được tách ra khỏi quặng ở dạng dung dịch và làm giàu vàng được kết tủa lên kẽm và tách ra khỏi dung dịch.
- Điện phân dung dịch Xyanua chưa vàng được bơm tuần hoàn qua ngăn điện phân vàng được kết tủa lên catot.
Than sau đó được giải hấp vàng trong điều kiện nhiệt độ cao và môi trường NaOH+NaCN. Dung dịch giải hấp được điện phân để thu hồi vàng kết tủa trên catot và dưới dạng bùn anot.
Để môi trường không bị ô nhiễm, sức khỏe con người không bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại như Xyanua thì sử dụng than hoạt tính gáo dừa là một biện pháp bảo vệ môi trường và sức khỏe con người nhất hiện nay. Đáp ứng nhu cầu đó Công ty cổ phần than hoạt tính toàn cầu đã nghiên cứu và sản xuất ra than hoạt tính gáo dừa để phục vụ nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Bảng chỉ số than hoạt tính sử dụng để luyện vàng
Chỉ tiêu hóa học: (Phương pháp kiểm tra theo tiêu chuẩnJIS K của Nhật Bản và tiêu chuẩn ASTM của Mỹ).
Số | Tên chỉ tiêu | Than hoạt tính sử dụng luyện vàng |
1 | Iodine number (mg/g) | 1.100 |
2 | Methylene Blue (Ml/g) | 170 |
3 | CTC adsorption (%) | 60 |
4 | Benzene (%) | 33 |
Than hoạt tính với khả năng hấp phụ rất tốt được sử dụng để chế tạo máy lọc không khí. Giúp lọc bụi và các khí độc hại có trong không khí
Than hoạt tính được ứng dụng để thanh lọc và tinh chế dung dịch mạ điện làm tăng độ tinh khiết của dung dịch và xử lý nước thải trong ngành xi mạ
Thực phẩm công nghiệp sau khi xử lý bằng than hoạt tính đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Than hoạt tính xử lý nước thải là gì? Nó có ứng dụng gì trong cuộc sống? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!