thuong hieu so 1

Kim loại nặng là gì? 4 cách xử lý kim loại nặng trong nước

Ngày đăng: 07/05/2020Lượt xem: 2,753
    Sử dụng nguồn nước bị nhiễm kim lại nặng không chỉ khiến các thiết bị, máy móc thường xuyên bị hỏng mà nó còn gây ra những ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Vậy, bạn có biết kim loại nặng là gì? Những ảnh hưởng tới kim loại nặng với sức khỏe là gì?

    Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì hãy xem ngay lời giải đáp qua nội dung bên dưới đây nhé!

    Kim loại nặng là gì?

    Kim loại nặng là những kim loại có tính nhiễm bẩn cao và chứa nhiều độc tố độc hại bao gồm các loại như: Thủy ngân (Hg), Cadmium (Cd), Asen (As), Crom (Cr), Thallium (Tl), Kẽm (Kz), Niken (Ni), đồng (Cu) và chì (Pb). Chúng thường dao động trong khoảng từ 3,5 - 7 g/cm3, khi nồng độ càng cao thì độ độc hại sẽ càng lớn.
    Kim loại nặng là gì
    Những thông tin cần biết về kim loại nặng

    Đối với quá trình trao đổi chất của con người các nguyên tố kim loại nặng cũng đóng góp một số vai trò quan trọng. Nhưng khi ở dạng ion với hàm lượng cao hoặc vượt mức cho phép thì kim loại nặng lại trở mối nguy hại và là kẻ thù số 1 với sức khỏe của chúng ta.

    Kim loại nặng có thể dễ dàng tìm thấy trong tự nhiên vì nó có rất nhiều ở môi trường, đặc biệt là trong đất và nguồn nước do các hoạt động nhân sinh như: bón phân, thuốc bảo vệ thực vật, khai khoáng, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản...

    Một số cách nhận biết nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng

    Việc xác định được nguồn nước nhiễm loại kim loại nặng nào sẽ giúp chúng ta tìm ra được biện pháp xử lý hợp lý hơn. Vì vậy, bạn nên tham khảo các cách nhận biết đơn giản dưới đây:
    • Khi thấy nguồn nước có mùi tanh, màu xanh hoặc vàng sau khi để ngoài không khí là loại nước bị nhiễm sắt (nhiễm phèn). Bạn có thể sử dụng nước chè khô hoặc nhựa cây chuối nhỏ vào nếu thấy nước chuyển sang màu tím thì nước đã nhiễm bẩn.
    • Nguồn nước có mùi nồng, hơi gây sốc khi ngửi là nước đã nhiễm clo hoặc phenol
    • Nước có mùi thum thủm, khó ngửi là nước nhiễm H2S
    • Nước có váng đen, khi đun lâu sôi và có mảng bám là nước có chứa muối canxi và magie
    nhận biết nước nhiễm kim loại nặng

    Một số kim loại nặng thường có trong nước

    TênHàm lượng cho phépĐặc tínhTác hại
    Crom (Cr)0,05 miligam/lít.Kim loại Crom cùng các hợp chất Crom (III) không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, các hợp chất Crom (VI) thì lại rất độc
    Có thể gây loét dah dày, viêm gan, viêm thận và ung thư phổi
    Chì (Pb)0,01 miligam/lítLà kim loại cực độc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, sinh sản và thận. Nguồn gốc sản sinh chì phổ biến nhất là từ giao thông vận tải (khí thải của xe cơ giới) và công nghiệp.Gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thận, tủy,.. Ở mức độ nhẹ sẽ gây đau bụng, đau khớp, tăng huyế áp còn ở mức độ nặng có thể dẫn đến tử vong.
    Asen - thạch tín (As)0,01 miligam/lít nước đóng chai 0,05 miligam/lít nước ngầmLà kim loại có thể tồn tại ở dạng hợp chất vô cơ và hữu cơ, ở trạng thái nguyên chất Asen không độc nhưng khi ở dạng hợp chất thì Asen lại cực kì độc.
    Asen có thể có trong nước ngầm, nước mặt do các sản phảm nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, diệt cỏ
    Gây khô miệng, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, viêm thận, rối loạn sắc tố da, ung thư gan, ung thư bàng quang và các bệnh về tim mạch
    Cadimi (Cd)0,03miligam/l nước đóng chai
    0,05miligam/l nước ngầm
    Là kim loại tương đối hiếm, màu trắng ánh xanh. Cd thường tồn tại trong quặng kẽm và được sử dụng trong các loại pinGây rối loạn chuyển hóa Canxi, các bệnh lý về xương đồng thời còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây ra các chứng bệnh viêm mũi, khứu giác mất nhận biết
    Thủy ngân (Hg)0,006miligam/l nước đóng chai
    0,001miligam/l nước ngầm
    Là một kim loại rất độc, loại độc nhất hiện nay là Methyl thủy ngân. Hg thường xuất hiện nhiều ở những nơi xảy ra hiện tượng phun trào núi lửa, phong hóa đất, đá..Có thể gây dị tật thai nhi, viêm phổi và có thể gây chết người nếu bị nhiễm qua đường hô hấp
    Đồng (Cu)0,001 miligam/lítMọi hợp chất của đồng đều là những chất độc. Giống như các kim loại khác, đồng có thể bị nhiễm vào nước và đi vào cơ thể con ngườiChỉ cần 30g Đồng Sulfat có thể gây chết người. Ngoài ra, nếu đồng trong nước có hàm lượng lớn hơn 1 mg/lít có thể gây ra các vết ố trên quần áo hoặc vật dụng

    Xem ngay: Asen là gì? Cách khử Asen trong nước

    Từ những đánh giá trên có thể thấy, khi nước chứa bất kể một kim loại nặng nào vượt mức cho phép đều là mối nguy hại cho sức khỏe con người. Khi kim loại nặng bị lẫn vào trong nước sẽ làm mất đi các thành phần tự nhiên của nước, thay vào đó làm nguồn nước tạo ra nhiều độc tố có hại hơn.

    Khi chúng ta sử dụng nước chứa kim loại nặng sẽ gây cản trở quá trình trao đổi chất trong cơ thể, việc hấp thu chất dinh dưỡng và quá trình bài tiết cũng trở nên khó khăn hơn gây ra kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Một số triệu chứng có thể gặp phải như: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn chức năng hệ thống thần kinh…

    Chính vì vậy, việc xử lý và loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước ăn uống, sinh hoạt là hết sức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chúng ta. Sau đây, Activatedcarbon.vn xin gửi đến bạn đọc một số biện pháp giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước.

    Những biện pháp loại bỏ kim loại nặng trong nước hiệu quả nhất

    Hiện nay, có rất nhiều công nghệ để xử lý tình trạng nước bị nhiễm kim loại nặng như:
    • Tạo kết tủa 
    • Trao đổi ion
    • Màng lọc
    • Xử lý sinh học
    • Hấp phụ

    1. Xây dựng bể lọc

    Xây dựng bể lọc là một cách đơn giản, hiệu quả tương đối cao thường được các gia đình áp dụng để có được nguồn nước sạch sử dụng trong sinh hoạt. Theo đó, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà các gia đình có thể xây dựng bể lọc theo thể tích lớn nhỏ khác nhau.

    Ngoài ra, dựa theo mức độ ô nhiễm của nguồn nước để bổ sung thêm các vật liệu lọc như: than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh, sỏi,.. 
    xấy dựng bể lọc xử lý kim loại nặng
    Xem thêm: Top 5 cách lọc nước đơn giản, hiệu quả cho gia đình

    2. Sử dụng máy lọc nước

    biện pháp xử lý nước nhiễm kim loại nặng

    Hiện nay, máy lọc nước đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đây là một thiết bị hiện đại được ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến có thể loại bỏ toàn bộ kim loại nặng cùng các vi khuẩn, virut với kích thước siêu nhỏ trong nước giúp nguồn nước đáp ứng được những tiêu chuẩn với sức khỏe con người.

    Tuy nhiên, giá thành của các loại máy lọc nước này thường tương đối cao nên vẫn còn là trở ngại với nhiều hộ gia đình.

    3. Xử lý bằng sinh học

    Xử lý sinh học là quá trình công nghệ, theo đó các hệ thống sinh học, thực vật và động vật, bao gồm cả vi sinh vật được khai thác để dọn dẹp các chất ô nhiễm từ ma trận môi trường. Hiện nay, các phản ứng sinh học dưới sự hỗ trợ của vi khuẩn được áp dụng rộng rãi để xử lý nước thải bị nhiễm kim loại nặng.

    Một số loại thực vật thủy sinh đã được sử dụng để xử lý nước thải chứa kim loại nặng là: Phigateites, Lemna, Eichchornia, Azolla và Typha. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng để xử lý nước thải mà không thể sử dụng để xử lý nước uống.

    4. Phương pháp trao đổi ion

    Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để loại bỏ sắt và mangan tồn dư trong nước bằng cách cho nhựa trao đổi ion vào nước, nơi có độ pH thấp hơn này có thể loại bỏ sắt rất tốt.

    Kim loại nặng không có khả năng hòa tan ở độ PH trung tính hoặc cơ bản. Khi độ PH trong nước từ 7 trở lên sẽ cho thấy nguồn nước đó đang có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại nặng.

    Bên trên là những thông tin về kim loại nặng mà chúng tôi đã tổng hợp và muốn chia sẻ đến các bạn. Sự xuất hiện của kim loại nặng trong nước có thể ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của con người cũng như mọi sinh vật sống. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức riêng để bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là khi thải ra ngoài môi trường.
    Tin cùng chuyên mục
    Hậu quả của ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục
    05/06/20242,188 lượt xem

    Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả

    Tín chỉ Carbon là gì? Những điều bạn cần biết
    14/04/2024892 lượt xem

    Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

    Tràn dầu là gì? Ảnh hưởng đến môi trường và giải pháp
    10/04/20241,406 lượt xem

    Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.

    Than chì (Graphit) là gì? Tính chất và ứng dụng
    06/04/20246,005 lượt xem

    Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.

    Than đá là gì? Tính chất và công dụng trong đời sống
    03/04/20242,672 lượt xem

    Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 962576801
    Gọi ngay