thuong hieu so 1

Phân tích thị trường than hoạt tính

Ngày đăng: 13/12/2018Lượt xem: 3,200

Đánh giá nhu cầu sử dụng than.

Nhu cầu tiêu thụ than hoạt tính trên thế giới được dự kiến tăng mạnh trong năm 2018. Xu hướng này đang tiếp tục phát triển khả quan trong thập kỷ qua. Sản lượng nhập khẩu than hoạt tính trên toàn cầu trong năm 2006 là 0,55 triệu tấn và tăng lên 0,84 triệu tấn vào năm 2016, tăng khoảng 54%. Tỷ lệ nhập khẩu bình quân hàng năm trên thế giới đối với than hoạt tính trong thập kỷ qua là 4,9%. Trong năm 2017, tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm này là 10,8%. Mỹ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và Bỉ là những nước nhập khẩu chính than hoạt tính trên thị trường toàn cầu; trong đó có 5 nước nhập khẩu khoảng 40% sản phẩm từ thị trường toàn cầu trong năm 2017.

Nhu cầu sử dụng Than Hoạt Tính

Trong quý 1/2018, Nhật Bản đã nhập khẩu 38.910 tấn than hoạt tính. Lượng nhập khẩu này tăng cao hơn so với lượng nhập khẩu cùng kỳ năm trước là 37.716 tấn. Sự tăng này đang tiếp diễn theo xu hướng tăng cao trong 03 năm trở lại đây. Trong năm 2017, sản lượng nhập khẩu than hoạt tính của Nhật Bản là 86.181 tấn, tăng khoảng 7,9% so với lượng xuất khẩu của năm trước.
Trong khi đó, lượng nhập khẩu than hoạt tính được chiết xuất từ than gáo dừa của Mỹ đang tăng mạnh trong 4 năm trở lại đây. Năm 2014, sản lượng nhập khẩu than hoạt tính của Mỹ là 18.835 tấn và tăng lên 43.767 tấn vào năm 2015. Xu hướng khả quan này đã được tiếp tục vào năm 2016 khi sản lượng nhập khẩu than hoạt tính đã tăng lên 45.358 tấn. Lượng nhập khẩu sản phẩm này của Mỹ cũng đã tăng cao vào năm 2017. Năm 2017, có 53.721 tấn than hoạt tính được xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê mới nhất, xu hướng này dường như giảm nhẹ vào năm 2018. Trong quý 1/2018, lượng nhập khẩu than hoạt tính từ than gáo dừa bởi Mỹ là 24.001 tấn hoặc giảm khoảng 14,4% so với lượng nhập khẩu cùng kỳ năm trước. Trong cùng giai đoạn nêu trên, Ấn Độ vẫn là nước cung cấp chính than hoạt tính, chiếm khoảng 40,3% trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ. Những nước xuất khẩu khác là Sri Lanka, Philippines, Indonesia và Mexico, chiếm tương ứng 21,1%, 13,3%, 11,2% và 5,1% trong tổng lượng nhập khẩu.
Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka và Indonesia là các nước sản xuất chính than hoạt tính từ than gáo dừa. Trong giai đoạn từ tháng 01 – 6/2018, Ấn Độ đã bán được 47.494 tấn than hoạt tính ra thị trường toàn cầu. Mỹ vẫn là nước nhập khẩu chính than hoạt tính từ Ấn Độ, đã nhập khẩu 24,4% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính. Những thị trường nhập khẩu khác gồm Sri Lanka, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và Hà Lan. Điều đáng chú ý là Ấn Độ đã xuất khẩu 93.868 tấn than hoạt tính trong năm 2017, tăng khoảng 21,6% so với năm trước, kim ngạch đạt 140,6 triệu USD. Những thị trường nhập khẩu than hoạt tính từ Ấn Độ đang mở rộng sang hơn 100 quốc gia. Mỹ là quốc gia nhập khẩu lớn nhất với 24.226 tấn. Những thị trường nhập khẩu khác than hoạt tính của Ấn Độ là Anh, Sri Lanka, Hàn Quốc, Hà Lan, Đức, Nga, Trung Quốc và Nam Phi. Lượng xuất khẩu than hoạt tính của Ấn Độ sang các quốc gia này dao động từ 3.103 tấn đến 5.252 tấn.
/pic/news/images/637090902470909457.png
Nước xuất khẩu than hoạt tính lớn khác là Philippines. Lượng xuất khẩu mặt hàng này từ Philippines là 23.641 tấn trong giai đoạn từ tháng 01 – 4/2018. Đức, Sri Lanka và Nhật Bản là những nước nhập khẩu lớn than hoạt tính từ Philippines. Lượng xuất khẩu than hoạt tính tích lũy sang những nước đó là 46,1% trong tổng lượng xuất khẩu. Năm 2017, Philippines đã xuất được 70.353 tấn than hoạt tính ra thị trường quốc tế, cao hơn 14,5% so với cùng kỳ năm trước là 60.162 tấn. Sản phẩm này của Philippines được xuất sang 51 thị trường khác nhau. Đức, Nhật Bản và Mỹ là những thị trường nhập khẩu hàng đầu than hoạt tính từ Philippines, chiếm hơn 49% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính từ Philippines.
Sri Lanka, một quốc gia sản xuất than hoạt tính từ than gáo dừa lớn khác có nhu cầu tiêu thụ giảm thấp trong quý 1/2018. Trong giai đoạn này, sản lượng xuất khẩu tích lũy than hoạt tính từ than gáo dừa của Sri Lanka là 19.419 tấn hoặc giảm nhẹ khoảng 2% so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là nước nhập khẩu hàng đầu than hoạt tính từ Sri Lanka; theo sau là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ đã nhập khẩu hơn 28,7% trong tổng lượng xuất khẩu than của Sri Lanka. Điều đáng chú ý là tình hình xuất khẩu than hoạt tính từ than gáo dừa của Sri Lanka đang phát triển khả quan trong những năm trở lại đây. Năm 2017, tổng lượng xuất khẩu sản phẩm này là 39.591 tấn, tăng 13% so với 34.987 tấn của năm trước. Trong giai đoạn này, lượng than hoạt tính từ than gáo dừa của Sri Lanka được xuất sang 65 quốc gia trên toàn thế giới; cụ thể là: 32% lượng than hoạt tính từ Sri Lanka được xuất sang thị trường Châu Âu; 31,7% sang thị trường Châu Mỹ; 30,1% sang thị trường Châu Á và 6,2% sang những thị trường khác trên thế giới.
Sau khi trải qua xu hướng tụt giảm trong 02 năm trở lại đây thì lượng xuất khẩu than hoạt tính của Indonesia trong quý 1/2018 đã có chiều hướng tăng cao trở lại. Sản lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Indonesia đạt 12.691 tấn, tăng hơn 30% so với lượng xuất khẩu cùng kỳ năm trước. Điều đáng chú ý rằng lượng xuất khẩu sản phẩm này từ Indonesia đã giảm khoảng 11,3% trong năm 2017 và 12% vào năm 2016. Mỹ là thị trường nhập khẩu chính than hoạt tính từ Indonesia, chiếm 21% trong tổng lượng xuất khẩu than hoạt tính từ Indonesia. Úc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc là những thị trường nhập khẩu quan trọng khác sản phẩm này của Indonesia. Trong giai đoạn nêu trên, kim ngạch xuất khẩu than hoạt tính từ Indonesia đạt 18,65 triệu USD.
Giá xuất khẩu than gáo dừa đang có chiều hướng tăng cao tại tất cả các quốc gia sản xuất, ngoại trừ Philippines. Giá xuất khẩu than gáo dừa tại Indonesia là 483 USD/tấn trong tháng 01/2018 và đạt đến mức giá 555 USD/tấn vào tháng 7/2018. Trong khi đó, giá xuất khẩu sản phẩm này tại Sri Lanka trong tháng 01/2018 là 491 USD/tấn và tăng lên 525 USD/tấn trong tháng 7/2018. Ở Ấn Độ, giá xuất khẩu sản phẩm này trong tháng 01/2018 đạt 572 USD/tấn và tăng lên 616 USD/tấn vào tháng 7/2018. Xu hướng giá xuất khẩu tăng cao đã phản ánh nhu cầu tiêu thụ than gáo dừa tăng mạnh. Nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh các sản phẩm từ than gáo dừa như là than hoạt tính, than bánh và nhiên liệu đốt đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ than gáo dừa.
Do giá thị trường than gáo dừa tăng cao nên các nhà sản xuất than hoạt tính đã điều chỉnh giá cho phù hợp với mức giá cao của than gáo dừa; đặc biệt là tại Sri Lanka. Giá xuất khẩu than hoạt tính tại Sri Lanka trong tháng 01/2018 là 2.143 USD/tấn và tăng dần lên mức giá 2.650 USD/tấn vào tháng 6/2018. Tại Indonesia, giá than hoạt tính dường như ổn định hơn trong quý 1/2018 với mức giá xuất khẩu trung bình đạt 1.616 USD/tấn.
Nguồn: Dịch từ ấn phẩm COCOMMUNITY, VOL. XLVIII NO. 8, 1 August 2018 (APCC).
Tin cùng chuyên mục
  • Tên của bạn: *
  • Email:
  • Số điện thoại: *
  • Địa chỉ:
  • Yêu cầu:
Gửi liên hệ
KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
gop top
Nhận báo giá
Nhận báo giá
+84 962576801
Gọi ngay