thuong hieu so 1

Nước thải y tế là gì và các phương pháp xử lý nước thải y tế

Ngày đăng: 01/03/2019Lượt xem: 2.395

    Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là một bài toán vô cùng nan giải với bất kì quốc gia nào. Cùng với việc phát triển kinh tế thì nhu cầu đời sống của con người cũng cao lên, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Khi đó, các bệnh viện sẽ phải hoạt động với tần suất cao hơn kéo theo đó là lượng nước thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế ra môi trường cũng tăng lên khá đáng kể. Tuy nhiên, ở Việt Nam rất ít bệnh viện chú ý đến việc xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng.

    Cùng Activatedcarbon.vn tham khảo 2 phương pháp xử lý nước thải y tế bằng sinh học cực kỳ đơn giản và hiệu quả qua bài viết dưới đây!.

    Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

    Phương pháp xử lý nước thải y tế

    Cùng tìm hiểu nước thải y tế là gì???

    Nước thải y tế là dung dịch được tạo ra từ các hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động vệ sinh cá nhân của người bệnh. 

    Nước thải ý tế chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hiểm.

    Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

    >>> Xem ngay: Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

    1. Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt

    Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt

    Xử lý nước thải y tế bằng công nghệ sinh học nhỏ giọt

    • Song chắn rác: Nước thải sẽ đi qua song chắn rác để loại bỏ tất cả các chất rắn có kích thước lớn và chảy vào hồ thu. Từ hồ thu nước thải sẽ chảy vào bể điều hòa. 

    • Bể điều hòa: Chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các quá trình xử lý tiếp theo. Trong bể điều hòa có lắp đặt vị trí phân phối khí nhằm xáo trộn nước thải và ngăn ngừa hiện tượng phân hủy chất hữu cơ gây các mùi khó chịu.

    • Bể keo tụ và bể lắng: Nước từ bể điều hòa qua thiết bị keo tụ. Ở đây sẽ được thêm thêm hóa chất keo tụ sẽ kết tụ các chất bẩn lại với nhau, đồng thời chất trợ keo tụ (polymer) được bổ sung nhằm tăng kích thước của bông cặn và tăng hiệu quả lắng. Khi đã keo tụ để tăng kích thước thì nước thải sẽ chảy vào bể lắng. Các cặn bẩn sẽ lắng xuống đáy của bể và chuyển đến bể phân hủy bùn.

    • Bể xử lý sinh học hiếu khí: Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải khi đi xuống sẽ tiếp xúc với vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí. Các chất hữu cơ sẽ được hấp thụ và phân hủy, còn bùn sẽ ở lại khe của vật liệu lọc. Cuối cùng nước sẽ được đẩy sang bể thức cấp.

    • Bể lắng thứ cấp: Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và được bơm hút xả về bể phân hủy bùn. Khi nước trong và được tách bùn hoạt tính sẽ chảy vào bể khử trùng.

    • Bể khử trùng: Ở đây nước thải được trộn với hóa chất khử trùng để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trước khi cả nước ra bên ngoài.

    • Bể phân hủy bùn: Bùn từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính đều được đưa đến bể phân hủy bùn. Tại đây dưới tác động của vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi nơi khác.


    Ưu điểm :

    • Xử lý nước thải bệnh viện đạt tiêu chuẩn môi trường

    • Kết cấu đơn giản, chi phí vận hành thấp

    • Vận hành và bảo dưỡng đơn giản

    • Chiếm ít diện tích hơn công nghệ bùn hoạt tính

    • Không gây tiếng ồn.

     
    Nhược điểm: 

    • Cần có trạm bơm nước thải sau bể lắng 1;

    • Có thể gây mùi nếu vận hành không đúng.

    • Hiệu quả hoạt động phụ thuộc nhiệt độ 

    2. Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính 

    xử lý nước thải y tế bằng bùn than hoạt tính
    Xử lý nước thải y tế bằng bùn hoạt tính
    • Song chắn rác: Nước sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn và nước thải sẽ chảy đến hồ thu gom. Từ hòm thu gom nước sẽ được đưa đến bể điều hòa.

    • Bể điều hòa: Có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc liên tục ổn định cho các công trình phía sau. Được biết bể điều hòa còn có chức năng ổn định thành phần nước thải nhằm hạn chế việc gây sốc tải trọng cho vi sinh vật cũng như giữ cho hiệu quả xử lý nước thải được ổn định sinh học phía sau hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, trong bể điều hòa có lắp đặt vị trí phân phối khí nhằm xáo trộn nước thải và ngăn ngừa hiện tượng phân hủy chất hữu cơ gây các mùi khó chịu.

    •  Bể kỵ khí UASB: Để phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Bể này có tạo ra một lượng bùn khá lớn. Bùn sẽ được xử lý bằng cách thu gom và đưa vào máy ép bùn.

    • Bể thiếu khí ANOXIC: Trong nước thải, có chứa hợp chất Nitơ và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

    • Thiết bị lọc sinh học biofor –  hiếu khí: Nó cũng có khả năng xử lý được cả nitơ và phospho. Đây là bể lọc hiếu khí có dòng chảy cùng chiều với khí là từ dưới lên. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở  dạng lơ lửng do tác động của bọt khí và dạng dính bám. Từ đó chúng sẽ tiếp nhận oxi và chuyển hoá chất lơ lửng và hoà tan thành thức ăn.

    •  Quá trình diễn ra nhanh vào gian đoạn đầu và sẽ giảm dần về sau. Vi sinh hiếu khí phát triển sinh khối trên vật liệu có bề mặt riêng lớn sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ để sinh khối làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.

    •  Bể này hoạt động hiệu quả hơn bể Aerotank rất nhiều do có vật liệu đệm cho vi sinh dính bám phát triển. Quá trình hoạt động ổn định không gián đoạn như bể Aerotank. Quá trình này cũng ít sinh bùn hơn Aerotank. Hiệu quả xử lý cũng cao hơn rất nhiều. Nước thải tiếp  tục chảy qua bể lắng.

    • Bể  lắng: Nước từ bể sinh học mang theo bùn hoạt tính chảy vào máng tràn của bể lắng. Các bùn cặn ở đây sẽ lắng xuống và chảy đến bể chứa bùn còn phần nước trong sẽ chảy bể khử trùng.

    • Bể  khử  trùng: Ở bể khử trùng nước được thêm một số chất có khả năng hấp phụ mạnh như: than hoạt tính, vôi,.. để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm gây hại cho môi trường và con người trước khi được đưa ra bên ngoài. Ngoài ra có thể cho clo vào để làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.

    • Bể chứa bùn: Đây là nơi tiếp nhận bùn từ bể lắng, Khi bùn đã vào bể sẽ được đưa qua máy ép bùn. Bùn sẽ thành dạng bánh để tiết kiệm không gian và dễ dàng vận chuyển đi xử lý. 

    Ưu điểm:

    • Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn yêu cầu.

    • Vận hành đơn giản, tiêu thụ ít hóa chất.

    • Dễ lắp đặt, dễ bảo trì.

    • Giảm diện tích công trình và mặt bằng

    Nhược điểm:

    • Tốn nhiều chi phí trong khâu lắp đặt

    • Phải xử lý bùn

    • Thời gian xử lý sẽ kéo dài 

    Ngoài ra còn có một số phương pháp xử lý nước thải ý tế sau:

    a. Xử lý nước thải y tế theo công nghệ hợp khối

    Việc áp dụng công nghệ hợp khối này sẽ không những đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường, mà còn tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi công nghệ này có thể giảm thiểu được phần đầu tư xây dựng, dễ quản lý vận hành, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, kiểm soát các ô nhiễm thứ cấp như tiếng ồn và mùi hôi.

    Nguyên lý hợp khối cho phép thực hiện kết hợp nhiều quá trình cơ bản xử lý nước thải để tăng hiệu quả và giảm chi phí vận hành xử lý nước thải. Thiết bị xử lý hợp khối cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí. Việc kết hợp đa dạng này sẽ tạo mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxi hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải. 

    b. Xử lý nước thải y tế bằng bể lọc sinh học

    Xử lý nước thải bệnh viện bằng bể lọc sinh học dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo quản, giá thành rẻ. Nước thải sau xử lý sạch hơn tiêu chuẩn Việt Nam, có thể thải thẳng ra môi trường không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 

    c. Xử lý nước thải y tế bằng phương pháp hóa sinh

    Biện pháp xử lý hóa sinh là biện pháp xử lý kết hợp giữa phương pháp xử lý sinh học và phương pháp xử lý hóa học. Nước thải sau khi áp dụng phương pháp này được làm sạch đảm bảo và được đưa vào hệ thống thoát nước chung.


    Bảo vệ môi trường cũng như là bảo vệ con người chúng ta. Hãy chung tay áp dụng các phương pháp xử lý nước thải y tế một cách hiệu quả. Mong rằng các kiến thức trên sẽ hữu ích cho bạn.

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 945463214
    Gọi ngay