Tìm hiểu các chỉ số BOD, COD, TSS, DO trong nước là gì?
BOD, COD, TSS, DO là những chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước và mức độ ô nhiễm của nước thải? Vậy, BOD, COD, TSS, DO là gì? Trong nước sinh hoạt, nước uống và nước thải thì các chỉ số này bao nhiêu là đạt tiêu chuẩn. Hãy cùng ttìm hiểu qua bài viết sau!
Tìm hiểu các chỉ số COD, BOD, TSS, DO trong nước là gì?
TDS cũng là một trong những chỉ tiếu đánh giá chất lượng nước. Nếu nhìn lướt qua, bạn có thể nhầm giữa TDS và TSS. Để hiểu rõ về TDS, bạn có thểm tham khảo bài viết: TDS là gì? Chỉ số TDS trong nước máy bao nhiêu thì uống được?
1. BOD là gì?
BOD là viết tắt của từ Biochemical Oxygen demand (hay Biological) - "nhu cầu oxy hóa sinh học" đây là một chỉ tiêu cực kì quan trọng của nước. Trong nước, BOD là lượng oxy cần cung cấp cho vi sinh vật để oxy hóa các chất hữu cơ theo phản ứng:
Vi khuẩn, chất hữu cơ + O2 --> CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Các vi sinh vật, vi khuẩn sẽ chịu trách nghiệm phân huy các chất thải hữu cơ. Khi các chất hữu cơ như cây chết, lá, cỏ, phân, nước thải có trong nguồn nước, vi khuẩn sẽ bắt đầu quá trình phân hủy chất thải
Thông thường, mỗi loại nước cho các đối tượng cụ thể sẽ có yêu cầu về giá trị BOD nhất định. Khi xảy ra quá trình oxy hóa, các vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan trong nước.
Do đó, việc xác định hàm lượng oxy hòa tan trong nước là rất cần thiết, nó là một chỉ tiêu để đánh giá ảnh hưởng các chất hữu cơ đến nguồn nước trong quá trình oxy hóa sinh học.
Khi phân tích BOD, chúng ta thấy nó có chức năng tương tự như nhu cầu oxy hóa học (COD), trong đó cả hai đều đo được hợp chất hữu cơ trong nước.
Theo quy ước chung, BOD được tính bằng lượng oxy chênh lệch theo mg trong 1lít nước. Các chỉ số BOD tiêu chuẩn trong nước sinh hoạt:
1- 2mg/l - Chất lượng nước rất tốt
3 - 5mg/l - nước tương đối sạch
6 - 9mg/l - Nước hơi ô nhiễm
10+ - Nước rất ô nhiễm
2. COD là gì?
COD là từ viết tắt của Chemical Oxygen Demand – "nhu cầu oxy hóa học" là đơn vị để đo lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
Nếu BOD là lượng oxy cần thiết đê oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy bởi sinh vật thì COD lại là lượng oxy cần để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước.
Trong quá trình phân tích mức độ ô nhiễm nguồn nước (nước mặt, nước thải, nước sinh hoạt) thì COD là một tiêu chí cực kì quan trọng vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Chỉ số COD trong nước càng cao thì chứng tỏ nguồn nước càng nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.
Khi các chỉ số COD và BOD cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, gây hại cho các sinh vật trong nước và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái. Thông thường, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là các tác nhân chính khiến giá trị COD và BOD trong nước tăng cao.
Ứng dụng phổ biến của COD là định lượng các chất ô nhiễm có thể oxy hóa được tìm thấy trong nước mặt hoặc nước thải. Ngoài ra, COD còn có tác dụng xác định độ ảnh hưởng của nước đối với cơ thể, giống như nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Tiếp tục với những vấn đề trong nước, pH cũng là chỉ số quyết định chất lượng nguồn nước. Để tìm hiểu về chỉ số pH và những ảnh hưởng của độ pH, bạn có thể xem Tại đây
3. DO là gì?
DO là viết tắt của từ Dessolved Oxygen trong Tiếng Anh, đây là chỉ số biểu trưng cho lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước như: cá, lưỡng thể, thủy sinh, côn trùng,.. Trong môi trường nước DO thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng oxy hòa tan trong nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa hình,.. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hóa học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Thông thường, chỉ số DO tiêu chuẩn trong nước sẽ nằm trong khoảng 8 - 10ppm.
Khi nồng độ DO xuống quá thấp có thể khiến các loài sinh vật trong nước khó hoạt động hoặc bị chết. Vì vậy, DO được xem là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm và kiểm tra quy trình xử lý nước thải có đạt tiêu chuẩn hay không.
4. TSS là gì?
TSS là đơn vị để đo tổng chất rắn lơ lửng trong nước hay còn gọi là độ đục của nước, các chấy này có thể là bùn, chất thải công nghiệp, rác thải, thực vật,.. hay những thứ không phải là sinh vật sống đều được gọi là tổng chất rắn lơ lửng.
Trên thực tế, độ đục được sinh ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất rắn lơ lửng, vi sinh vật, chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng để phản xạ trở lại với cách thức tuy thuộc vào kích thước, hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng.
Ngoài xác định chất lượng nước bằng những chỉ số trên, các bạn có thể xác định qua QCVN nước sinh hoạt do BỘ Y TẾ ban hành tại https://activatedcarbon.vn/tieu-chuan-qcvn-ve-nuoc-thai-sinh-hoat.htm
Trên đây là toàn bộ những thông tin về các chỉ số BOD, COD, TSS, DO trong nước mà chúng tôi đã tổng hợp được. Việc sử dụng nguồn nước có chứa các hàm lượng BOD, COD, DO, TSS cao sẽ gây ảnh hưởng rất nặng nề.
Vì vậy, hãy kiểm tra các chỉ số này trong nước sinh hoạt, nước uống của gia đình để tìm ra biện pháp xử lý thích hợp nhất nhé!
Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả
Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.
Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.