Thực trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Ô nhiễm không khí trên thế giới chưa bao giờ lâm vào tình trạng đáng báo động như hiện nay, đặc biệt là với các nước phát triền với nền công nghiệp hiện đại. Một trong số đó, ta phải kể đến đó là Trung Quốc. Vậy tại sao Trung Quốc lại là quốc gia ô nhiễm không khí nhất nhì thế giới? Hãy cùng Activatedcarbon.vn đi tìm hiểu những vấn đề liên quan đến ô nhiễm không khí tại Trung Quốc nhé.
Ô nhiễm không khí tại Trung Quốc
1. Ô nhiễm không khí là gì?
Ô nhiễm không khí theo đánh giá chung của các nhà nghiên cứu đó là hiện tượng các chất lạ như: NO, NO2, SO2, CO, H2S, các loai khí halogen (clo, Brom, io),.. hòa tan vào trong không khí làm thay đổi thành phần cũng như tạo ra các mùi khó chịu, giảm tầm nhìn của con người (do bụi bẩn) và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Các chất lạ này thường xuất hiện trong nước thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt,... và một số tác nhân gây ô nhiễm không khí khác có thể do sự phân hủy xác động thực vật trong tự nhiên, lũ lụt, hạn hán,..
===>>> Xem ngay: Ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
2. Biểu hiện của ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có chủ quyền nằm tại phía Đông của Châu Á và có nền văn minh cổ nhất thế giới - 5000 năm văn minh trong thời kỳ cổ đại và trung cổ. Đây không chỉ là một quốc gia có diện tích lớn mà còn là một quốc gia có dân số cao nhất thế giới. Chính vì vậy, Trung Quốc có rất nhiều các thành tựu về triết học thâm sâu cũng như khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là vào năm 1949, Trung Quốc đưa ra chính sách "thắt lưng buộc bụng" nhằm đẩy mạng phát triển công nghiệp nặng và tiết giảm tiêu dùng. Và đến năm 1978, TQ đã cải tiến nền kinh tế tập trung sang nên kinh tế theo định hướng thị trường. Lúc này công nghiệp hóa hiện đại hóa được đẩy mạnh, sản xuất công nghiệp không ngừng nghỉ, chế tạo máy móc và các thiết bị đi lại ra đời hàng loạt. Bởi lẽ đó mà mức sống của người dân được cải thiện, hạnh phúc và sung túc hơn. Và tai họa ngầm của sự phát triển này cũng theo đó mà tăng lên đo chính là ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí tại Trung Quốc hiện nay.
Biểu hiện của ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Mức độ ô nhiễm không khí Trung Quốc vô cùng nghiêm trọng. Dựa theo bản đồ ô nhiễm không khí toàn cầu và dựa theo chỉ số chất lượng không khí trong thời gian lực thì không khí bị ô nhiễm đã bao phủ hầu hết các tỉnh, thành phố ở Trung Quốc. Mức độ ô nhiễm không khí tại Trung Quốc được biểu hiện như sau:
Khói bụi dày đặc khiến tầm nhìn của con người đều bị che khuất.
Khẩu trang phòng độc, mặt nạ chống ô nhiễm trở thành vật dụng bất ly thân của người dân khi hoạt động ngoài trời.
Hàng loạt các máy than hoạt tính máy hút mùi, lọc không khí được mua về sử dụng để lọc không khí
Các phương tiện di chuyển vô cùng chậm chạp vì người tham gia giao thông thậm chí không nhìn rõ các phương tiện phía trước.
Chỉ số các chất độc hại có trong không khí liên tục vượt mức quy đinh và không có xu hướng giảm.
Tỷ lệ người chết và nhiễm độc không khí tăng rất nhiều. Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc khiến 1,1 triệu người (trẻ em và người trưởng thành) chết mỗi năm.
Lớp không khí ô nhiễm tại trung Quốc che phủ đến 1.4 triệu m2.
Hơn 100 nhà máy tạm ngừng hoạt động do ô nhiễm không khí tại Trung Quốc.
Gần 50 tỉnh thành phố của Trung Quốc đưa ra báo động về ô nhiễm không khí.
Tất cả học sinh, sinh viên từ cấp thấp đến cấp cao đều được nghỉ để tránh bị nhiễm độc không khí.
3. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí Trung Quốc
Mức độ ô nhiễm không khí tại Trung Quốc đang ở mức báo động liên tục trong thập kỷ vừa qua, đặc biệt là vào mùa đông. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như vậy. Cụ thể bên dưới này nhé:
3.1. Ô nhiễm không khí do tự nhiên
Trong tự nhiên có rát nhiều các yếu tố và hiện tượng khác nhau có thể gây ra ô nhiễm môi trường như:
Núi lửa phun trào sẽ kéo theo rất nhiều nham thạch nóng và khói bụi. Không khí chứa bụi sẽ lan tỏa đi rất xa và làm ô nhiễm cả một số vùng lân cận trong thời gian ngắn.
Các vụ cháy rừng, đồng cỏ làm tạo ra các chất độc hại, khói, bụi được gió mang đi và lan ra rất nhiều vùng gần đó. Ngoài ra còn có thể là do mưa, lũ, bão hoặc do các quá trình phần hủy xác thực, động vật thành các chất hữu cơ cũng làm thành phần không khí bị thay đổi và dẫn đến ô nhiễm không khí trong phạm vi nhỏ.
3.2. Ô nhiễm không khí ở Trung Quốc do con người
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí Trung Quốc
Có thể nói nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ở Trung Quốc là do các hoạt tính từ sinh hoạt, sản xuất, công việc của con người. Từ những công việc đơn giản nhất như nấu nướng, đi lại đến các vấn đề phức tạp trong sản xuất đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Cụ thể như sau:
Hoạt động sản xuất công nghiệp, thải các loại khí thải ra ngoài mà không được qua xử lý.
Đốt nhiên liệu, than đá cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm không khí. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục mở rộng ngành sắt thép, xây dựng ồ ạt những nhà máy nhiệt điện. Vì thế mà lượng tiêu thụ than đá tăng lên rất nhiều. Đặc biệt là khi Trung Quốc chuyển hướng sang sản xuất năng lượng bằng phản ứng hạt nhân.
Chất thải phóc-môn thải từ các phương tiện giao thông như: xe máy, ô tô và các phương tiện khác cũng làm cho không khí bị ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng do một phần số lượng phương tiện và người tham gia giao thông ngày quá nhiều
Bùng nổ dân số cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
Chiến tranh hay các cuộc thử vũ khí hạt nhân, tập quân sự cũng gây ra ô nhiễm
Vào mùa đông, người dân thường hay nấu nướng và sưởi ấm bằng than củi. Lúc này lượng khí độc từ than sẽ bay vào không khí và làm cho chất lượng không khí bị suy giảm.
4. Hậu quả của ô nhiễm không khí ở Trung Quốc
Người dân Trung Quốc đã phải gánh chịu những hậu quả nặng nề mà ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng đem lại:
Có năm số lượng người chết do ô nhiễm không khí đến hơn 1 triệu người
Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người như: Con người dễ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như: ung thư, hô hấp, bệnh mãn tính, bệnh về mắt, da,...
Theo một số nghiên cứu, ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh - Trung Quốc có thời điểm tương đương với hút 40 điếu thuốc lá mỗi ngày.
Gây ra hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, biến đổi nhiệt độ và tạo ra các cơn mua axit gây nguy hiểm đối với con người và động thực vật.
Bên trong không khí có nhiều chất là hoen rỉ kim loại, làm bay màu, ăn mòn một số đồ vật từ cao su, sợi vải.
Khi không khí bị ô nhiễm còn làm cho các sinh vật khó ơhast triern, thậm chí là chết. đặc biệt là các loài động vật.
Những cơn mưa axit làm cho cây cối, sinh vật dưới nước bị chết, thậm chí còn làm thay đổi tính chất và thành phần của nước sông, suối, ao, hồ gây ra ô nhiễm nguồn nước
Ngoài ra, nó còn làm cho Trung Quốc phải chi trả một nguồn kinh tế vô cùng lớn để sản xuất và mua những sản phẩm, thiết bị làm giảm vấn đề ô nhiễm không khí.
5. Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc
Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại Trung Quốc
Tích cực thanh tra các nhà máy lớn để đảm bảo các công ty luôn thực hiện đúng các quy định về xử lý khí thải
Áp dụng, cải tiến những công nghệ mới để đẩy nhanh quá trình làm việc và giảm thiểu khói bụi được tạo ra
Nâng cao ý thức và kiến thức của người dân nhằm làm giảm các hành động gây ô nhiễm môi trường
Tích cực trồng cây gây rừng, cân bằng hệ sinh thái
Giảm thiểu các phương tiện giao thông đời cũ và khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng
Sử dụng các thiết bị hoặc sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để lọc khí, hấp thụ khí như: Máy lọc khí, than hoạt tính,...
Thay thế xăng, dầu bằng các nguyên liệu tự nhiên
Bên trên là đáp án giải đáp tại sao Trung Quốc là quốc gia ô nhiễm không khí nhất nhì thế giới? Nếu hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình về tình trạng ô nhiễm không khí ở Trung Quốc nhé.
Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả
Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.
Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.