thuong hieu so 1

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

Ngày đăng: 22/05/2020Lượt xem: 44,582

    Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất cũng gây ra những tác hại khôn lường đến sức khỏe của con người và hệ sinh thái. Vậy, ô nhiễm môi trường đất là gì? Nguyên nhân và tác hại mà ô nhiễm môi trường đất đem lại là gì? Hãy cùng tìm hiểu và làm rõ các vấn đề này qua nội dung bài viết! 

    Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất

    Hình ảnh ô nhiễm môi trường đất do chất thải rắn thành các bãi rác 

     


    ===>>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì?

    Ô nhiễm môi trường đất là gì?

    Ô nhiễm đất là việc bị suy thoái đất do có chứa hóa chất, chất độc, thành phần kim loại, rác thải nhiều. Đất bị ô nhiễm do nhiều nguyên do từ hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, rác sinh hoạt hàng ngày từ nhà dân đổ ra,...
    Tình trạng bị ô nhiễm đất gây nhiều tác hại trực tiếp tới sức khỏe con người, đời sống sinh vật, thực vật, sự tăng trưởng các ngành kinh tế khác. Ngưỡng độc hại trong đất vượt quá mức an toàn, không đủ khả năng tự làm sạch.
    Dấu hiệu cho thấy bị ô nhiễm là khô cằn, nứt, cò màu đen kịt, xám, đỏ không đồng đều, nhiều lỗ, hạt trắng, sỏi. Tùy vào mức độ bị nặng hay nhẹ mà biểu hiện sẽ có sự khác biệt.

    Ô nhiễm môi trường đất là gì?

    Ô nhiễm đất là gì? - Ảnh minh họa

     

     


    Thực trạng vấn đề bị ô nhiễm đất ở Việt Nam hiện nay

    Tổng diện tích đất tự nhiên tại Việt Nam hiện nay vào khoảng 33 triệu ha. Đất đang được sử dụng 22 triệu ha, còn lại chừng 10 triệu ha chưa sử dụng. Thời tiết Việt Nam ở khu vực mưa nhiều, nắng nóng mạnh vào mùa hè cho nên quá trình khoáng hóa mạnh mẽ.

    Địa hình đồi núi chiếm tới ¾ lãnh thổ cho nên dễ dàng bị xói mòn, rửa trôi, thoái hóa. Nhiều năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trường đất tăng mạnh từ đô thị, vùng ven tới nông thôn đều xảy ra.

    Những khu vực gần nhà máy, khu công nghiệp, các làng nghề, quặng khai thác kim loại bị ô nhiễm cực kỳ nặng. Đất bạc màu, xói mòn, tàn dư hóa chất và lượng kim loại lớn gây nhiều hệ lụy ở hiện tại và tương lai.

    Tại TP. HCM ước tính tại các khu công nghiệp hàng ngày thải ra tới 600 nghìn m³ nước thải. Ở Thái Nguyên hoạt động khai thác khoáng sản đưa ra lượng lớn đất đá làm giảm diện tích canh tác tự nhiên. 

    Ngoài ra, bạn có thể thấy rất nhiều bãi rác KHỔNG LỒ cả ở nông thôn và thành thị. Điều này cho thấy việc lên kế hoạch chôn lấp, xử lý rác rất kém. 

    Thực trạng ô nhiễm môi trường đất bởi những bãi rác Khổng lồ

    Thực trạng ô nhiễm môi trường đất bởi những bãi rác Khổng lồ - Ảnh minh họa


    Đặc biệt khi môi trường đất nhiễm chất độc hại, chất thải hóa học,,. thì nó sẽ thẩm thấu xuống lòng đất và làm ô nhiễm mạch nước ngầm. Mà hiện nay, nước ngầm (nước giếng khoan) là nguồn nước sử dụng chính trong sinh hoạt. 

    Do đó, khi dùng nước ngầm nhiễm bẩn con người có thể mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư, tim mạch, hô hấp,... và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

    Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất

    Ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam được gây ra bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Nhưng có lẽ tác động nhiều nhất phải kể đến những hoạt động mà con người gây ra. Cụ thể như:

    1. Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp

    Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì có hàng nghìn, hàng vạn nhà máy, xí nghiệp được ra đời kèm theo đó là những hệ lụy vô cùng đáng sợ. Nhiều nhà máy bất chấp luật xả chất thải chưa được xử lý ra môi trường. Mà những chất này là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường đất.

    Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườn đất do chất thải công nghiệp

    Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườn đất do chất thải công nghiệp - Ảnh minh họa


    Tiếp đó, than sử dụng trong các nhà máy nấu quặng cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất. Khi than đốt cháy sẽ có một số chất không phân hủy được tồn tại dưới dạng tro thẩm thấu xuống lòng đất và trở thành chất thải nguy hại.

    Đặc biệt, trong than tro còn tồn tại rất nhiều các chất độc hại khác nhau, đặc biệt là tồn tại những chất gây ung thư, các bệnh về tim mạch,... Điều này vô cùng nguy hại cho con người.

    Chất thải từ công nghiệp không chỉ gây ô nhiễm đất mà nó còn gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí nữa đấy.

    2. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp

    Các hoạt động sản xuất nông nghiệp thường phải sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ nhằm tăng năng suất cho cây trồng. Mặc dù nó tương đối hiệu quả và giúp ích khá nhiều cho nông dân nhưng đằng sau đó là một hiểm họa khôn lường.

    Bởi vì độc tính có trong các hóa chất này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt một số loại thuốc trừ sâu có lẫn tạp chất dioxin, chất này rất độc hại và có thể gây tử vong chỉ với một lượng nhỏ.

    Ngoài ra, khi các hóa chất này tồn dư trong đất chúng sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm sau đó làm cho toàn bộ nguồn nước đều sẽ bị ô nhiễm.

    Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất từ thuốc sâu

    3. Chất thải rắn

    Sự gia tăng về nhu cầu thực phẩm, hàng hóa khiến các nhà máy phải sản xuất nhiều hơn. Việc này sẽ tạo ra nhiều chất thải rắn cần được xử lý hơn. Và chất thải rắn sẽ có mặt ở mọi nơi: nhà ở, trường học, bệnh viện, chợ, nơi làm việc, trên đường,..

    Tính trung bình mỗi năm, mỗi gia đình sẽ tạo ra một tấn rác. Nhiều thứ như nhôm, nhựa, giấy, vải, thiết bị điện tử,... có thể tái chế. Nhiều loại có khả năng tự phân hủy như thực phẩm, giấy,.. nhưng cũng nhiều loại không thể phân hủy, không thể tái chế.

    Bởi vì không thể tái chế nên nó sẽ được chất thành đống, thành bãi rác và trở thành vẻ đẹp của thành phố, của nơi bạn ở và gây ô nhiễm đất, nước, không khí.

    Rác thải rắn thành nguyên nhân gây ô nhiễm đất

    4. Hoạt động phá rừng, cháy rừng

    Mọi sinh vật trên trái đất đều phụ thuộc vào cây cối, vì nó là nguồn duy trì sự sống của chúng ta. Cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp, hấp thụ Carbon dioxide từ không khí và làm sạch chúng rồi tạo ra oxi cung cấp cho chúng ta.

    Nhưng con người đang khai thác rừng quá mứckhông trồng lại cây mới. Vậy khi mưa lũ thì sẽ lấy gì để cản lũ, lấy gì để giữ đất và lấy gì để giữ lại chất dinh dưỡng trong đất.

    Phá rừng, chặt cây khiến đất bị ô nhiễm

    5. Hoạt động khai thác

    Khi khai thác bất kỳ tài nguyên gì trong lòng đất. Con người chắc chắn phải phá núi, đào hầm. Điều này sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc bề mặt và chất lượng của đất.

    Đặc biệt, các kim loại như sắt, đồng, thủy ngân, chì, Asen từ hoạt động khai thác sẽ ngấm xuống lòng đất và gây ô nhiễm đất, mạch nước ngầm.

    Ô nhiễm môi trường đất là do khai thác đá

    6. Chất thải hạt nhân

    Dù thời bình hay thời chiến, chất thải hạt nhân vẫn là nguyên nhân khiến môi trường đất bị ô nhiễm. Ở thời bình, các vụ phóng tên lửa, hạt nhân sẽ để lại rất nhiều chất phóng xạ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

    Còn trong thời chiến, Activated sẽ lấy ví dụ thực tiễn là:

    Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki khiến hơn 200 nghìn người chết và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sau. Đặc biệt, đất của 2 thành phố này gần như là phế (tức là rất khó tái tạo lại) vì bị nhiễm chất thải hạt nhân, phóng xạ

    Chất thải hạt nhân gây nguy hại cho đất

     

    Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất như thế nào?

    1. Khiến ô nhiễm đất

    Hậu quả đầu tiên của ô nhiễm môi trường đất đó là đất bị ô nhiễm. Ô nhiễm đất ở đây là phần lớp đất trên bề mặt bị hư hại. Điều này xảy ra do lượng phân bón, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp còn dư thừa hoặc do nước chảy làm xói mòn và cuốn đi chất dinh dưỡng có trong đất.

    Theo thống kê, diện tích đất nước ta là trên 33 triệu ha. Trong đó, đất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 26.1 triệu ha; 3.3 tr ha là đất phi nông nghiệp; 3.7 triệu ha là đất chưa được sử dụng.

    Điểm đáng chú ý là hầu hết diện tích chưa được sử dụng đã và đang bị suy thoái thành các hoang mạc, không có giá trị sử dụng.

    Ngoài ra, có rất nhiều đất đang sử dụng bị ô nhiễm, xuống cấp nghiêm trọng do gia tăng dân số, hoạt động của con người.

    Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất - suy thoái đất

    2. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

    Con người có thể bị ảnh hưởng trực tiếp nếu tiếp xúc với đất bị ô nhiễm trong thời gian dài. Ô nhiễm môi trường đất có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng như: ung thư, bệnh mãn tính, bệnh bạch cầu, nhiễm độc gan và một số bệnh khác,... khi chúng ta tiếp xúc với các chất hóa học: chì, crom, xăng đầu, nitrat, bezen,...

    Ngoài ra, các chất độc hại sẽ xâm nhập cơ thể, nếu chúng ta ăn hoa rau, củ, quả được trồng trên vùng đất bị ô nhiễm.

    Theo số liệu thống kê thì: Ô nhiễm môi trường giết chết con người nhiều gấp 15 lần so với chiến tranh. Mỗi năm sẽ có 9 triệu người chết do ô nhiễm môi trường. Trong đó, ô nhiễm không khí giết chết 7 triệu người/ năm, còn ô nhiễm nước và ô nhiễm môi trường đất giết chết hơn 2 triệu người mỗi năm

     

    3. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

    Ô nhiễm đất dù nặng hay nhẹ đều sẽ ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Những ảnh hưởng có thể kể đến như làm một số nguồn thức ăn của động vật biến mất.

    Thậm chí, nhiều loài động vật còn có khả năng biến đổi gene khi tiếp xúc lâu dài trong môi trường đất bị ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn khiến đất bị xói mòn, khô cằn, làm giảm khả năng phát triển và giảm năng suất của cây trồng.

    hậu quả của ô nhiễm môi trường đất đến sinh thái

    4. Ảnh hưởng tới động vật hoang dã

    Đông vật hoang dã không chỉ bị đe dọa bởi ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước mà còn bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường đất.

    Khi đất bị ô nhiễm, nhiều loài động vật phải di chuyển tới khu vực khác để sống. Lúc này chúng phải đi tìm và thích nghi với môi trường mới. Nhưng khi phải thích nghi vùng mới sẽ có rất nhiều động vật bị chết, một số loài còn bị đẩy tới bờ vực tuyệt chủng khi không thể thích nghi với nơi ở mới.

    Ô nhiễm đất ảnh hưởng tới động vật hoang dã

    5. Ảnh hưởng kinh tế, xã hội

    Một đất nước toàn bãi rác thì chắc chắn cảnh quan của nước đó dù có đẹp tới đâu cũng không thể hấp dẫn được khách du lịch. Điều này có nghĩa là chúng ta đã bỏ lỡ giá trị và lợi ích từ du lịch

    Ví dụ:

    Lúc trước, Sapa nằm trong TOP 10 địa điểm nên tới của Đông Nam Á. Nhưng giờ thì sao, bài viết nước ngoài đã đánh giá Sapa là điểm không nên tới rồi.

    Vì: Cái họ yêu thích Sapa là vẻ đẹp tự nhiên, là hoang sơ chứ không phải công trình xây tấp lập, bẩn thỉu, rác thải đầy đường, không có chút thẩm mỹ nào


    Tiếp đó, chính phủ phải chi rất nhiều tiền để xử lý hậu quả từ ô nhiễm môi trường đất. Nếu không có ô nhiễm, tiền đó sẽ giúp được rất nhiều người, hay làm việc quan trọng khác như chăm sóc sức khỏe, giáo dục.

    Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất

    Trên thực tế, không có một biện pháp nào có thể xử lý triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường đất mà chỉ có một số biện pháp hạn chế và giảm thiểu tình trạng này thôi. Cụ thể:

    • Đầu tiên, các ban ngành cần nâng cao ý thức và kiến thức của người dân về tác hại của ô nhiễm môi trường. Khi họ được nâng cao cả về tri thức và ý thức thì sẽ không còn tình trạng bỏ rác lung tung. Khi làm được điều này, tình trạng ô nhiễm sẽ giảm đáng kể đó.

    • Hạn chế thải các chất tẩy rửa, các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,... ra môi trường đất

    • Đưa ra các luật về xử lý chất thải cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp hay các khu công nghiệp

    • Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để xử lý nước thải như: than hoạt tính, vôi...

    • Trồng cây, phủ đồi trọc để cân bằng hệ sinh thái

    • Cải tiến, nâng cao các thiết bị môi trường

    • Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các khu xả thải của các nhà máy, xí nghiệp hoạt động công nghiệp.

    Lời kết

    Hy vọng, qua bài viết các bạn đã hiểu được ô nhiễm môi trường đất đồng thời nắm rõ được nguyên nhân, hậu quả cũng như các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất. Hãy chung tay bảo vệ môi trường xung quanh để có một cuộc sống tốt hơn.

    Tin cùng chuyên mục
    Hậu quả của ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục
    05/06/20242,659 lượt xem

    Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả

    Tín chỉ Carbon là gì? Những điều bạn cần biết
    14/04/2024938 lượt xem

    Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

    Tràn dầu là gì? Ảnh hưởng đến môi trường và giải pháp
    10/04/20241,652 lượt xem

    Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.

    Than chì (Graphit) là gì? Tính chất và ứng dụng
    06/04/20247,288 lượt xem

    Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.

    Than đá là gì? Tính chất và công dụng trong đời sống
    03/04/20243,208 lượt xem

    Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 962576801
    Gọi ngay