thuong hieu so 1

Nước nhiễm phèn là gì? 3 Cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả

Ngày đăng: 30/06/2020Lượt xem: 10,191

    Nước nhiễm phèn hay nước phèn đang là mối lo ngại của rất nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn. Việc thường xuyên sử dụng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt, sản xuất đã gây ra rất nhiều tác hại về sức khỏe, đời sống và kinh tế của người dân. 

    Vậy nước nhiễm phèn là gì? Làm sao để nhận biết được nguồn nước bị nhiễm phèn, xử lý nước nhiễm phèn như thế nào cho hiệu quả? Cùng tìm lời giải cho những thắc mắc này qua nội dung bài viết dưới đây!

    Nước nhiễm phèn là gì?

    Nước nhiễm phèn là nguồn nước có hàm lượng các kim loại nặng vượt quá mức cho phép, điển hình là Sắt (Fe) và Mangan (Mn). Thông thường, nguồn nước nhiễm phèn sẽ có màu vàng đục, vị chua, mùi tanh hôi,.. nếu sử dụng nước này để giặt giũ sẽ khiến quần áo nhanh chóng bị ố vàng và mục nát.

    Nước nhiễm phèn thường mang tính kiềm, nếu sử dụng nước này để tắm gội sẽ làm khô tóc, gãy rụng tóc, khô da, phồng da, tróc da. Đặc biệt nếu ăn, uống quá nhiều nước nhiễm phèn sẽ tích tụ các chất độc hại trong cơ thể, lâu ngày sẽ phát sinh những bệnh tật nguy hiểm như ung thư...

    Xem thêm:

    Nước nhiễm phèn là nước thường có màu vàng đục, có độ pH, chỉ số TDS và độ cứng trong nước vượt quá mức cho phép...

    Nước nhiễm phèn là nước thường có màu vàng đục, có độ pH, chỉ số TDS và độ cứng trong nước vượt quá mức cho phép...

    Nguyên nhân khiến nước bị nhiễm phèn

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước nhiễm phèn, nhiễm sắt. Trong đó, các tác nhân chính đáng kể đến như:

    • Nước thải từ các công trình khai thác khoáng sản sau quá trình khai thác sẽ ngấm vào mạch nước ngầm 

    • Việc chôn vùi rác thải bừa bãi, rác thải không được xử lý đúng cách gây ra tình trạng các chất ô nhiễm ngấm xuống nước ngầm, trong đó có cả sắt.

    • Đối với nước trên bề mặt thì nguyên nhân khiến nước nhiễm phèn cũng đến từ việc vứt rác thải bừa bãi, lâu ngày sau những trận mưa các chất này theo nước ngầm đi vào đất, một phần theo nước chảy ra các con sông, suối, ao, hồ và khiến nguồn nước nhiễm bẩn.

    • Ngoài ra, việc các nhà máy sản xuất công nghiệp xả thải nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

    Cách nhận biết nước nhiễm phèn

    Ngoài việc nhận biết bằng mắt và nếm thử mùi vị thì có 2 cách cực kì chính xác để bạn có thể kiểm tra xem nguồn nước mình đang sử dụng có bị nhiễm phèn hay không.

    Cách 1: Sử dụng nhựa chuối

    Bạn chỉ cần lấy một ít nhựa chuối nhỏ vào nước. Nếu màu nước chuyển sang đậm thì chắc chắn bạn có thể khẳng định nguồn nước đó đã bị nhiễm phèn

    Cách 2: Sử dụng nước chè

    Tương tự như cách trên, bạn chỉ cần lấy nước chè cho vào nguồn nước cần kiểm tra. Nếu nước chuyển từ màu bình thường sang tím thẫm thì chắc chắn nguồn nước đó đang bị nhiễm sắt (nhiễm phèn).

    Tác hại của nước nhiễm phèn

    1. Với sức khỏe

    • Khi sử dụng nước nhiễm phèn trong sinh hoạt, ăn uống có thể khiến con người mắc phải các bệnh liên quan đến đường ruột, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về ung thư đường ruột..

    • Những người thường xuyên đánh răng bằng nước nhiễm phèn có thể bị hư hại men răng khiến răng bị ô vàng và sỉn màu do nước nhiễm phèn thường có tính axit

    • Sử dụng nước phèn để tắm rửa sẽ gây những bệnh về da như: khô da, phồng rộp, tróc vảy... 

    • Gội đầu bằng nước nhiễm phèn sẽ khiến tóc dễ bị khô, gãy dẫn đến tình trạng rụng tóc

    • Làm giảm chất lượng của thực phẩm khi sử dụng nước nhiễm phèn để nấu ăn

    tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe con người

    Tác hại của nước nhiễm phèn với sức khỏe con người

    2. Với kinh tế

    • Khi giặt quần áo sẽ khiến quần áo nhanh mục, bị ố vàng trông rất mất thẩm mỹ

    • Khiến các thiết bị sử dụng hoặc chứa đựng bị bám cặn, giảm tuổi thọ. Ví dụ như các đường ống dẫn nước, thau chậu, thiết bị đun nước, đồ kim loại.

    • Khi sử dụng nước nhiễm phèn để tưới tiêu sẽ khiến cây trồng kém phát triển, nhiễm độc hoặc chết gây thiệt hại lớn đến kinh tế

    ảnh hưởng của nước nhiễm phèn tới các thiết bị

    Hình ảnh minh họa, chứng thực những ảnh hưởng mà nước giếng khoan nhiễm phèn mang lại cho đời sống con người

    Các cách xử lý nước nhiễm phèn tốt nhất hiện nay

    Hiện nay, có rất nhiều cách để xử lý nước nhiễm phèn. Tuy nhiên, với thực trạng nguồn nước đang ngày càng bị ô nhiễm hóa chất một cách nặng nề thì để đảm bảo sức khỏe chúng ta còn cần xử lý được các chất ô nhiễm khác như: Asen, chì, mangan... 

    Vì vậy, bạn hãy tham khảo ngay những cách lọc nước nhiễm phèn tốt nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được dưới đây nhé!

    1. Xây dựng bể lọc 

    Cũng như xử lý nước giếng khoan bị nhiễm sắt, việc xây dựng bể lọc là giải pháp được rất nhiều hộ gia đình ở nông thôn sử dụng để lọc nước dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp với những gia đình có diện tích đất hoặc không gian rộng vì để đáp ứng được lượng sử dụng trong sinh oạt cần xây dựng bể chứa có thể tích lớn.

    Xây bể lọc để xử lý nước nhiễm phèn nặng

    Xây bể lọc để xử lý nước nhiễm phèn nặng


    Bể lọc nước nhiễm phèn thường được xây dựng và thiết kế với 3 ngăn: 

    • Ngăn lắng: có tác dụng lắng một phần tạp chất có trong nước như: sắt, cát, bụi bẩn, tạp chất có kích thước..

    • Ngăn lọc: chứa các loại vật liệu lọc như: than hoạt tính, cát vàng, cát đen, cát thạch anh, sỏi, đá,.. có tác dụng khử mùi, màu và loại bỏ hoàn toàn các chất hòa tan trong nước

    • Ngăn chứa: để chứa nước đã được xử lý và có thể sử dụng trong sinh hoạt.

    Ưu điểm

    • Bể lọc nước ba ngăn không chỉ xử lý được phèn mà còn loại bỏ được rất nhiều các chất hữu cơ hòa tan trong nước, đồng thời khử mùi và vị để giúp nguồn nước đảm bảo hơn cho sức khỏe của người sử dụng.

    • Có thể đáp ứng được lượng nước sạch lớn sử dụng trong sinh hoạt cho các hộ gia đình đông người

    • Thời gian sử dụng từ 6 - 9 tháng mới cần thay thế vật liệu lọc nên rất tiết kiệm chi phí.

    Nhược điểm

    • Phải có không gian rộng rãi để xây dựng bể nên không phù hợp với gia đình ở chung cư hoặc nhà trọ

    • Việc rửa và thay thế lớp vật liệu lọc khá khó và mất thời gian

    • Chất lượng nước sau khi lọc chỉ nên dùng trong sinh hoạt còn đối với ăn uống cần phải đun sôi 

    2. Sử dụng hóa chất PAC

    So với những cách xử lý nước phèn khác thì sử dụng hóa chất PAC được xem là phương pháp lọc nước đơn giản, hiệu quả với các ưu điểm vượt trội:

    • Giúp ổn định pH trong nước nên sẽ tiết kiệm được hóa chất dùng để tăng độ kiềm và các dụng cụ đi kèm

    • PAC giúp giảm thể tích bùn trong quá trình xử lý

    • Làm tăng độ trong cho nước nên chu kỳ lọc sẽ được kéo dài hơn

    • Không chỉ lọc phèn, khử mặn mà PAC còn có khả năng loại bỏ các chất hòa tan, các kim loại nặng tốt hơn rất nhiều so với các loại phèn vô cơ khác

    • Nguồn nước sau khi xử lý không có tính ăn mòn thiết bị như khi sử dụng các loại hóa chất khác

    Cách lọc nước phèn tại nhà bằng hóa chất PAC

    Cách lọc nước phèn tại nhà bằng hóa chất PAC


    Cách thực hiện:

    Bước 1: Pha loãng hóa chất PAC

    • Chuẩn bị thau, chậu hoặc bồn để đựng nước pha loãng hóa chất PAC

    • Pha bột PAC với nồng độ từ 10 - 20%, tùy theo mức độ ô nhiễm phèn của nguồn nước

    Bước 2: Cách xử lý nước nhiễm phèn bằng PAC

    • Cho hóa chất PAC đã pha loãng vào bể chứa nước nhiễm phèn cần xử lý. Sau đó khuấy đều rồi để lắng trong khoảng 30 phút.

    • Sau khi lắng nước sẽ được tách thành 2 phần. Phần nước trong phía trên có thể sử dụng còn các chất cặn bẩn, phèn sắt.. sẽ lắng xuống dưới đáy bể. Lưu ý, nếu sử dụng nước này để uống thì cần phải đun sôi để đảm bảo sức khỏe.

    3. Dùng máy lọc nước

    cách xử lý nước nhiễm phèn bằng máy lọc nước

    Cách xử lý nước nhiễm phèn bằng máy lọc nước


    Sử dụng máy lọc nước tích hợp các công nghệ cao được xem là cách xử lý nước nhiễm phèn mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay với các ưu điểm vượt trội như:

    • Với màng lọc siêu nhỏ chỉ cho các phân tử có kích thước 0,0001 micromet đi qua vì thế chỉ phân tử nước mới có thể chui lọt

    • Nước sau khi lọc qua màng lọc đã được loại bỏ đến 99% vi khuẩn, hóa chất, kim loại nặng gây hại cho sức khỏe

    • Có thể áp dụng với mọi nguồn nước đầu vào như: nước mưa, nước máy, nước giếng khoan, nước ao hồ..

    • Nguồn nước sau khi qua hệ thống lọc của máy lọc có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi

    Nhược điểm

    • Màng lọc của máy có thể lọc và loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, virus, chất hữu cơ.. nên nó cũng sẽ làm mất hết các chất khoáng, chất vi lượng trong nước. Vì vậy khi sử dụng nước lâu dài cần chú ý bổ sung các nguyên tố khoáng thông qua thực phẩm để đảm sức khỏe.

    • Máy lọc nước gia đình chỉ đáp ứng nước để nấu ăn và uống. Công suất lọc không thể đủ cho các hoạt động tắm, rửa.

    • Chi phí mua máy tương đối cao so với mức thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn

    Một số câu hỏi thường gặp

    • Nước nhiễm phèn có tưới cây được không?

    Không nên. Vì khi sử dụng nước nhiễm phèn để tưới cây sẽ khiến cây trồng khó hấp thụ được chất dinh dưỡng đồng thời khiến lá cây nhiễm độc, dễ bị héo và chết.

    • Độ pH của nước nhiễm phèn là bao nhiêu?

    Nước nhiễm phèn có tính kiềm (a xít) nên pH < 7. 

    • Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không?

    Không nên. Vì nước nhiễm phèn chứa hàm lượng Fe lớn sẽ khiến cá bị chậm lớn

    Kết luận

    Qua bài viết trên các bạn đã biết nước nhiễm phèn là gì? Những tác hại khi sử dụng nước nhiễm phèn và cách để xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả cho gia đình mình rồi chứ?

    Mặc dù mỗi cách xử lý mà chúng tôi đưa ra đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng nếu có điều kiện thì bạn nên kết hợp xây dựng bể lọc và sử dụng máy lọc nước để xử lý nước nhiễm phèn một cách triệt để, đảm bảo sức khỏe cho cách thành viên trong gia đình. Chúc bạn thành công!

    Tham khảo một số bài viết hữu ích khác:

     

     

    Tags: cách lọc nước phèn, nước nhiễm phèn, cách xử lý nước phèn, xử lý nước phèn, Cách lọc nước phèn tại nhà, cách làm nước hết phèn, nước phèn, xử lý nước nhiễm phèn, cách xử lý nước nhiễm phèn, cách xử lý nước nhiễm phèn nặng, nước bị nhiễm phèn, xu ly nuoc phen, loc nuoc nhiem phen, xu ly nuoc gieng, xu ly nuoc nhiem phen.

    Tin cùng chuyên mục
    Hậu quả của ô nhiễm môi trường và giải pháp khắc phục
    05/06/2024425 lượt xem

    Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả

    Tín chỉ Carbon là gì? Những điều bạn cần biết
    14/04/2024713 lượt xem

    Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

    Tràn dầu là gì? Ảnh hưởng đến môi trường và giải pháp
    10/04/2024563 lượt xem

    Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.

    Than chì (Graphit) là gì? Tính chất và ứng dụng
    06/04/20241,511 lượt xem

    Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.

    Than đá là gì? Tính chất và công dụng trong đời sống
    03/04/2024456 lượt xem

    Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.

    • Tên của bạn: *
    • Email:
    • Số điện thoại: *
    • Địa chỉ:
    • Yêu cầu:
    Gửi liên hệ
    KHÁCH HÀNG & ĐỐI TÁC
    Thương hiệu 4
    Thương hiệu 5
    Thương hiệu 6
    Thương hiệu EVN Thaibinh
    Thương hiệu Taihei
    Thương hiệu Viet Y
    Thương hiệu Pomina
    Karofi
    Daikiosan
    Miwon
    ajinomoto
    Mutosi
    VNTY
    Nitenco
    nhà máy nước vạn niên - huế
    công ty sunhouse
    công ty nissei
    Thương hiệu 2
    Thương hiệu samsung
    gop top
    Nhận báo giá
    Nhận báo giá
    +84 945463214
    Gọi ngay