Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống và kinh tế
Để hiểu rõ hơn những hậu quả của ô nhiễm môi trường nước gây ra đáng sợ như thế nào, hãy cùng Activatedcarbon tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam
Nước ta là một quốc gia đang trên đà phát triển kinh tế, khi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng được thúc đẩy giúp cho đời sống người dân ngày một khấm khá hơn thì kéo theo đó chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước với những hậu quả nghiệm trọng.Ở các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng nghìn cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên chính gây ra ô nhiễm nguồn nước. Bên cạnh đó, ở nông thôn phần lớn chất thải của con người và gia súc không được xử lý cũng được thải thẳng ra môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Ngoài ra, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và vứt rác thải bữa bãi của người dân cũng dẫn đến nguồn nước ở sông, hồ, ao, kênh, mương bị ô nhiễm ngiêm trọng. Mà hiện nay, ở các khu vực nông thôn chưa có nước máy thì nước giếng là nguồn nước được sử dụng chính trong các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
1. Với sức khỏe
Nước là một thành phần chiếm tới 70% cơ thể của con người. Vì vậy, khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả không lường cho sức khỏe của chúng ta.Theo thống kê vài năm trở lại đây của Viện Y học lào động và Vệ sinh môi trường có đến hơn 17 triệu người tại Việt Nam chưa có nước sạch để sử dụng (hầu hết đều ở khu vực nông thôn). Hàng ngày những người dân này đều phải sử dụng nước ngầm, nước mưa hoặc nước từ các nhà máy lọc không an toàn. Vì vậy, mỗi năm chúng ta lại phải đón nhận những hậu quả nghiêm trọng từ ô nhiễm nguồn nước như:
- Có khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do thường xuyên sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm (thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường)
- Phát hiện khoảng 20.000 người mắc bệnh ung thư mới mà nguyên nhân chính cũng đến từ việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- 44% trẻ em bị nhiễm giun và 27% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng do thiếu nước sạch
- Khoảng 21% dân số tại Việt Nam đang phải sử dụng nguồn ước bị nhiễm Asen và nhiễm mặn có thể mắc các bệnh ung thư, trong đó thường gặp nhất là ung thư da
- Khi uống phải nguồn nước có hàm lượng Asen 0,1mg/l có thể gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn.
- Sử dụng nguồn nước nhiễm trì có thể gây ra các bệnh về thận, thần kinh. Nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây ra các bệnh xanh da, thiếu máu và có thể gây ung thư
2. Với nền kinh tế
Tác hại mà ô nhiễm nguồn nước gây ra cho nền kinh tế là không hề nhỏ. Hàng năm, nhà nước phải bỏ một khoản chi phí lớn để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm. Ngoài ra, ô nhiễm nước còn ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh tế như:- Gây hư hại các thiết bị sản xuất công nghiệp khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Đặc biệt các ngành công nghiệp phải sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt khi dùng nguồn nước bị ô nhiễm có thể bị cáu cặn, tắc đường ống dẫn đến tình trạng cháy nổ
- Nguồn nước nuôi thủy, hải sản bị ô nhiễm khiến cho vật nuôi kém phát triển thậm trí gây ngộ độc và chết hàng loại gây ra những thiệt hại lớn cho người dân
- Trong nông nghiệp, sử dụng nguồn nước ô nhiễm để tưới tiêu cũng khiến cây trồng kém phát triển, giảm năng suất. Khảo sát tại các vùng nông thôn cho thấy ngày càng có nhiều đất nông nghiệp bị bỏ hoang do năng suất thấp mà nguyên nhân chính cũng đến từ việc nguồn nước tiêu bị ô nhiễm nặng nề.
- Khi chúng ta tốn quá nhiều tiền và thời gian để trị bệnh tật do ô nhiễm môi trường nước gây ra cũng khiến kinh tế ngày càng khó khăn hơn.
Vậy, đâu là giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Để có thể khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước đòi hỏi các ban ngành có thẩm quyền phải có một chết tài thật răn đe. Đồng thời, cũng cần nâng cao ý thức cho tất cả người dân, đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho tất cả mọi người biết về hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người.Theo đó, một số điều cần lưu ý như:
- Các xí nghiệp, khu vực sản xuất cần phải thu gom chất thải tập chung để chôn lấp và xử lý đúng kỹ thuật tránh ngấm vào nước ngầm
- Các nhà máy sản xuất công nghiệp cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn
- Tại các khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm cần sử dụng máy lọc nước hoặc xây dựng bể lọc sử dụng các vật liệu lọc như: than hoạt tính, cát mangan, cát thạch anh.. để loại bỏ đi những chất ô nhiễm.
- Các ban ngành cần phải thường xuyên đốc thúc, kiểm tra các công ty, xí nghiệp và tình trạng xử lý nước thải
- Tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật chứa các loại kim loại nặng. Thay vào đó nên sử dụng các chế phẩm sinh học để sản xuất nông nghiệp.
Ô nhiễm môi trường tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Đây là vấn đề báo động cần phải được khắc phục sớm với những biện pháp hiệu quả
Tín chỉ carbon là một công cụ quan trọng dùng để giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Tràn dầu là một thảm họa môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cần phải có sự phối hợp của các quốc gia và tổ chức quốc tế để ngăn ngừa và xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu.
Than chì, hay còn gọi là graphit là một dạng thù hình của cacbon. Tuy có các liên kết lòng lẻo nhưng than chì đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
Than đá là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất điện tại Việt Nam. Loại than này có hiệu suất đốt cháy cao, giúp giảm thiểu lượng khí thải ra ngoài môi trường.